Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Nhóm sinh viên sáng chế thảm thực vật xử lý nước thải...

Nhóm sinh viên sáng chế thảm thực vật xử lý nước thải kênh, rạch

Các thảm thực vật như lục bình, dọc mùng, bèo… vừa giúp tạo cảnh quan đẹp, vừa giúp cho nguồn nước được xử lý tự nhiên, trong xanh.

Hình ảnh mô phỏng thảm thực vật lọc nước thải.

Xử lý nước với chi phí thấp

Nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa TPHCM vừa xây dựng hoàn thiện ý tưởng “Thảm thực vật nổi kết hợp pin năng lượng mặt trời để xử lý nước thải”. Mục tiêu của nhóm là giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước ở các kênh, rạch… bằng các loài thực vật thủy sinh có sẵn quanh các kênh, rạch của thành phố.

Trần Phạm Yến Nhi, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, đặc điểm của các kênh rạch thành phố ở nước ta chảy luồn lách giữa các khu dân cư, sử dụng chúng như nơi tiêu thoát chất thải. Vấn đề đặt ra là làm sao để đạt những tiêu chí xử lý nguồn nước với chi phí rẻ, dễ vận hành và kiểm soát.

Ý tưởng của nhóm có thể xử lý ô nhiễm nguồn nước kênh rạch, cải thiện cảnh quan khu vực bằng những loài thực vật được lựa chọn nổi trên mặt nước, giảm thiểu các chất ô nhiễm hữu cơ, hạn chế tối đa việc thay đổi cấu trúc kênh rạch, xây dựng công trình với chi phí đầu tư rẻ.

Thực vật thủy sinh là thành phần chính trong phương pháp này để xử lý chất ô nhiễm trong nước bằng cách hấp thụ các chất đó như nguồn dinh dưỡng để giúp cây trưởng thành và ra hoa, tạo nên cảnh quan đẹp đẽ trên mặt kênh và phủ xanh mặt nước.

Theo nhóm tác giả, mô hình sử dụng 5 – 6 loài thực vật khác nhau tìm thấy ở ven các kênh rạch với vỏ hàu và xơ dừa được đặt trong rổ nhựa có lớp lưới bằng nhựa bọc phía dưới tránh cho vật liệu rơi ra ngoài. Đường kính của mắt lưới là 2,5cm nên yêu cầu kích thước vỏ hàu là từ 3cm trở lên. Trong lớp vật liệu, 80% là lớp vỏ hàu, 20% còn lại là xơ dừa giúp cho rễ bám chắc hơn.

Nhóm nghiên cứu cho hay, hiện bè thực vật nổi được áp dụng tại khá nhiều con sông ô nhiễm như sông Tô Lịch (Hà Nội), tuy nhiên, thảm thực vật nổi kết hợp hệ thống sục khí được sử dụng bằng pin năng lượng mặt trời vẫn chưa được áp dụng rộng rãi ngoài thực tế, chỉ được thử nghiệm trong thí nghiệm.

“Chính vì thế, nhóm chúng em mong muốn có thể phát triển ý tưởng “Mô hình thảm thực vật nổi kết hợp pin năng lượng mặt trời xử lý nước thải” có thể góp phần trong xử lý các chất ô nhiễm với chi phí thấp nhất.

Thay vì là các kênh rạch có màu đen và nặng mùi sẽ là cảnh quan đẹp đẽ bằng những loài cây có hoa, phủ xanh mặt nước để thu hút người dân”, Nhi cho hay.

Bè thủy sinh này được làm với những vật liệu đơn giản, giá thành rẻ như tre tầm vong, lưới xơ dừa, cây lưỡi mác, dây thừng, dây buộc thuyền, đèn led chiếu sáng năng lượng mặt trời. Tổng chi phí nhóm đã dự tính cho một chiếc bè là 2 triệu đồng.

Chọn cây có khả năng lọc nước

Chi phí đầu tư rẻ, dễ dàng vận hành, lắp đặt chính là ưu điểm lớn của mô hình. Thảm thực vật nổi xử lý nước thải với các thực vật thủy sinh là phần xử lý chính phù hợp với tiêu chí: Dễ tìm, giá thành thấp, phát triển mạnh mẽ trong điều kiện nước mặn, khả năng xử lý các chất hữu cơ cao, với độ phủ mảng xanh cao cùng bộ rễ kiên cố, chắc chắn và tạo nên cảnh quan một cách thẩm mỹ.

Những loài thực vật được lựa chọn trong ý tưởng này đó là cây Sậy nam (Phragmites australis), Cói thơm (Cyperus odoratus), Cói bạc đầu lá ngắn (Kyllinga brevifolia Rottb), Thủy trúc (Cyperus alternifolius Rottb.), Cỏ gấu (Cyperus rotundus) và Cỏ mần trầu (Eleusine indica).

Các loại thực vật phát triển có bộ rễ dài, xuyên qua cấu trúc rỗng của lớp vật liệu của thảm nổi sinh thái, dùng rễ hấp thu các chất ô nhiễm trong nguồn nước và qua đó làm sạch nguồn nước.

“Những loài thực vật nhóm chúng em chọn ở trên kết hợp với vỏ hàu + xơ dừa và pin năng lượng mặt trời làm tăng hiệu quả xử lý nguồn nước và làm đẹp cảnh quan các kênh rạch bởi màu sắc đa dạng của cây, có hoa khi cây trưởng thành”, Nhi chia sẻ.

Một chiếc bè thủy sinh với kích thước bên trong là chiều dài 3m, chiều rộng 2m. Khung bè được làm từ 4 thanh tre tạo thành 4 cạnh. Các cây thủy sinh được để thành từng cụm, cố định bởi các dây thừng cotton 5mm, 1 chiếc bè thủy sinh có khoảng 116 cụm cây như thế.

Dự án này của nhóm đạt giải Khuyến khích cuộc thi Ý tưởng sáng tạo trẻ TPHCM lần thứ XIII năm 2021. Theo đánh giá của Ban tổ chức cuộc thi, đây là một ý tưởng được xem xét và đánh giá kỹ lưỡng. Với những ưu điểm là giá thành rẻ, vật liệu xanh, có thể tận dụng từ các tỉnh miền Tây, tạo đầu ra vật liệu cho người dân.

Hơn nữa cây lưỡi mác có tác dụng lọc nước, có thể giúp cho dòng sông được xanh sạch hơn. Khi đưa vào ứng dụng sẽ có thêm địa điểm cho người dân tham quan, giải trí. Tuy nhiên vẫn còn tồn đọng những hạn chế, nếu muốn có tác dụng lọc nước thì phải thực hiện ở quy mô lớn hơn, đồng bộ hơn.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, tối 23/3.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.6) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, Tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

84 công trình nhận Giải thưởng Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

Vượt qua nhiều công trình tiêu biểu, 84 công trình xuất sắc nhất đã được vinh danh tại Lễ Tổng kết và trao giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.51) Cột cờ Nam Định (Nam Định): Chứng nhân lịch sử quan trọng của xứ Thành Nam – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nam Định là một vùng đất giàu bản sắc văn hóa với nhiều điểm đến độc đáo. Đặc biệt trong số đó không thể không nhắc đến “cột cờ Nam Định” - một trong bốn kỳ đài cổ nhất Việt Nam và là di tích lịch sử quan trọng của người Thành Nam xưa.

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Miếng dán tiêu diệt tế bào ung thư, giảm tái phát

Thuốc được tẩm trong miếng dán sẽ ngấm trực tiếp vào vết mổ, tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và giảm thiểu tác dụng phụ độc hại của hóa trị.

Khởi động Techfest Việt Nam 2024

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Việt Nam 2024) lần thứ 10, khởi động từ tháng 4, hướng tới đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập khu vực, quốc tế.