Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Công xưởng 'tái sinh' máy tính cũ tặng học trò nghèo

[Sáng tạo Việt] Công xưởng ‘tái sinh’ máy tính cũ tặng học trò nghèo

Hàng trăm máy tính cũ được tân trang để dành tặng học sinh khó khăn trong chương trình “Máy tính cũ, tri thức mới” của Thành đoàn TP HCM.

Chiều cuối tuần, phòng học rộng chừng 60 m2 trong khuôn viên trường Đại học Tài chính Marketing (quận Phú Nhuận) ngổn ngang CPU, màn hình, chuột, bàn phím… Dưới sự hướng dẫn của Lưu Hoàng Anh Khôi, cán bộ Thành đoàn TP HCM, hơn 10 sinh viên ngành công nghệ thông tin bắt đầu công việc sửa chữa máy tính cũ.

Phòng học trong khuôn viên trường Đại học Tài chính Marketing là công xưởng sửa chữa máy tính của các bạn trẻ tình nguyện viên. Ảnh: Hà An

Các bạn tình nguyện viên làm việc tại “công xưởng” sửa chữa máy tính. Ảnh: Hà An

Vừa khởi động máy, Trần Quang Huy (19 tuổi), sinh viên ngành công nghệ phần cứng máy tính, Cao đẳng Lý Tự Trọng, vừa nghe những tiếng tích tích. Phán đoán ram máy có vấn đề, Huy lấy trong túi đồ nghề dụng cụ tháo thùng CPU, tháo thanh ram lau chùi bề mặt. Khởi động lại, máy không còn tiếng kêu nhưng hệ điều hành bị lỗi, không lên được. Huy dùng tiếp ổ cứng di động, chép chương trình Windows 7 để cài cho máy. Sau khoảng 30 phút thao tác, chiếc máy cũ được “tái sinh”.

Lần đầu tình nguyện tham gia chương trình, nhưng Huy được các bạn xem là trưởng nhóm vì khả năng am hiểu phần cứng, phần mềm máy tính. Trong túi đồ nghề, ngoài ổ cứng di động, các dụng cụ tháo lắp, Huy còn trang bị thêm đồng đồ vạn năng, pin, dây kiểm tra nguồn… để xử lý cho mọi tình huống. “Mình thích máy tính từ khi học lớp 6. Tham gia chương trình cũng là cơ hội để mình rèn luyện tay nghề, giúp được các em nhỏ cần máy, vậy thì còn gì bằng”, Huy nói và đặt quyết tâm sửa chữa bằng được các máy tính bị hỏng còn lại.

Trần Quang Huy (giữa) trao đổi với các bạn mình về công đoạn sửa chữa máy tính. Ảnh: Hà An

Trần Quang Huy (giữa) trao đổi với các bạn về công đoạn sửa chữa máy tính. Ảnh: Hà An

Khi hoạt động ổn định, máy tính sẽ được chuyển tiếp qua nhóm sinh viên khác làm vệ sinh, thổi bụi, đóng gói, bọc nilong để đưa vào thùng.

Trần Minh Quý, 20 tuổi, sinh viên Cao đẳng Lý Tự Trọng cho biết, máy tính sau khi chạy ổn định sẽ được kiểm tra, cài lại hệ điều hành và các chương trình phục vụ học trực tuyến. “Những máy bị hỏng ổ cứng, ram… sẽ được thay thế linh kiện tương thích từ các máy khác. Nếu không có, sẽ phải mua linh kiện để thay”, Quý nói.

Hiện tại, nhóm Quý, Huy và các thành viên khác đang sửa khoảng 50 máy do trường Đại học Tài chính Marketing ủng hộ cho chương trình “Máy tính cũ, tri thức mới” của Trung tâm phát triển Khoa học Công nghệ trẻ, Thành đoàn TP HCM tổ chức từ năm 2013. Đơn vị sẽ kêu gọi tiếp tài trợ máy tính cũ từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm, sau đó sửa, tân trang để trao tặng lại cho các em học sinh nghèo học tập.

Trong 8 năm triển khai, chương trình đã trao tặng hơn 1.000 bộ máy vi tính, trong đó có 10 phòng máy cho học sinh và người dân có hoàn cảnh khó khăn tại TP HCM và các tỉnh lân cận như Long An, Đồng Tháp, Bình Phước…

Năm nay, do ảnh hưởng của Covid-19, nhu cầu cần máy tính học trực tuyến của học sinh rất lớn, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ đã kêu gọi hơn 200 máy tính từ các đơn vị tài trợ. Từ đầu tháng 10 đến nay, đơn vị đã trao tặng 50 máy tính cho các em học sinh nghèo, kèm các thiết bị hỗ trợ học trực tuyến như camera, tai nghe có mic…

Niềm vui của hai bé Hùng Cường và Hải Vân, học sinh trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm, quận Gò Vấp khi được trao máy tính. Ảnh: Anh Khôi

Niềm vui của hai bé Hùng Cường và Hải Vân, học sinh trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm, quận Gò Vấp khi được trao máy tính. Ảnh: Anh Khôi

Mã Vĩ Đức, lớp 6 trường THCS Lý Phong, quận 5, là một trong những học sinh vừa được trao tặng máy tính trong tháng 10 vừa qua. Hoàn cảnh gia đình em khó khăn khi cha làm bốc vác ở chợ, mẹ làm giúp việc gia đình. Do ảnh hưởng của Covid-19, cha em phải nghỉ việc nhiều tháng, kinh tế gia đình phụ thuộc vào mẹ. “Có máy tính, việc học của con dễ hơn, vì trước đây con học trên điện thoại, màn hình nhỏ lắm, nhìn vào lâu là bị đau mắt. Con rất cảm ơn các cô chú, các anh chị đã cho con có máy tính”, Đức chia sẻ.

Theo ông Đoàn Kim Thành, Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học Công nghệ trẻ, máy tính sẽ được ưu tiên trao tặng những em nhỏ gia đình không đủ điều kiện kinh tế, các em hiện học trực tuyến bằng điện thoại của người thân. Trong quá trình sử dụng, máy trục trặc, đội tình nguyện viên sẽ trực tiếp đến nhà sửa chữa, hoặc đổi miễn phí máy khác cho các em.

“Chương trình năm nay do ảnh hưởng của dịch, việc đi lại rất khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều tấm lòng của các đơn vị tài trợ đồng cảm với các em học sinh. Mong rằng thời gian tới chương trình sẽ tiếp tục lan tỏa để có nhiều em nhỏ được tiếp cận với máy tính, giúp cho việc học tốt hơn”, ông Thành nói.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, tối 23/3.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Sự kiện chế biến và công diễn 120 món ăn từ Đẳng Sâm (Sâm dây Ngọc Linh) của UBND Huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức lập kỷ lục Việt Nam

(Kyluc.vn) - Sáng ngày 26/04/2024, trong khuôn khổ của hội thi “Ẩm thực dược liệu - Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh” lần thứ 2 do Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức tại Làng tái định cư Thôn Tu Thó (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã diễn ra Sự kiện chế biến và công diễn 120 món ăn từ Đẳng Sâm (Sâm dây Ngọc Linh) nhằm xác lập Kỷ lục Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.54) Làng đá Khuổi Ky (Cao Bằng): Làng đá cổ 400 năm nơi miền biên viễn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Bản đá Khuổi Ky thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, với những ngôi nhà sàn bằng đá mang dáng dấp cổ xưa, tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại cho vùng đất miền biên viễn.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Tiết mục múa xòe của thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tại chương trình tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V xác lập Kỷ lục Việt Nam

(kyluc.vn) Vào tối ngày 25/4/2024, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Chương trình Tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024. Cũng tại chương trình, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao kỷ lục: “Tiết mục múa xoè có số lượng thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tham gia biểu diễn chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đông nhất Việt Nam” cho Hội đồng Đội Trung ương.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tại Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thành đoàn Hải Phòng vừa phối hợp các đơn vị lựa chọn triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR360) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1868-2024) – 156 năm trân trọng tri thức – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.12

(nienlich.vn) Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các đô đốc, thống đốc. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử thư viện tiếp tục phát triển mạnh mẽ tới hôm nay cùng với nhiều tài liệu được số hóa.