Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Học sinh lớp 10 làm gạch lát đường từ rác thải...

[Sáng tạo Việt] Học sinh lớp 10 làm gạch lát đường từ rác thải và vôi sống

Em Diễm My (lớp 10B2, Trường THPT Lê Thế Hiếu, Cam Lộ, Quảng Trị) vừa đạt giải nhất tại cuộc thi sáng tạo trẻ lần thứ 10. My tâm sự, em muốn góp sức làm giảm khối lượng rác thải ra môi trường.

Gặp Nguyễn Thị Diễm My sau cuộc thi sáng tạo trẻ tỉnh Quảng Trị, My tâm sự, khi nghe tên mình được xướng giải cao nhất tại cuộc thi, em vui sướng vì công cuộc tìm tòi, tái chế hơn một năm qua đã bước đầu có kết quả.

Diễm My được trao giải nhất cuộc thi sáng tạo trẻ tỉnh Quảng Trị lần thứ 10.

Diễm My là con đầu trong gia đình có 2 người con. Từ khi My học lớp 2, ba mẹ em đã đi làm ở nước ngoài. Hàng ngày, My sống cùng ông bà ngoại.

My tâm sự: “Em chỉ thấy bản thân có chút thiệt thòi về tình cảm. Chứ tính ra em còn may mắn hơn rất nhiều người khác. Tuy vậy, gia đình luôn ủng hộ em từ việc học cho đến mọi việc khác trong cuộc sống”.

My nói từ lâu đã có mong muốn được đóng góp một phần công sức của mình để cùng mọi người bảo vệ môi trường nhưng em không biết làm cách nào cho hiệu quả.

Viên gạch lát đường đầu tiên được Diễm My tái chế từ nhựa và vôi sống.

Nhận thấy nơi mình sinh sống có nhiều con đường đất đỏ, trở nên trơn trượt, khó đi vào mùa mưa, khi trời nắng thì gió thổi, bụi bay mù mịt, trong khi rác thải cũng ngày một nhiều, My đã nghĩ cách tái chế rác thải thành gạch lát đường.

My nói, khi học lớp 9, em được học về vôi sống. Sau bài học, em thấy vôi có tính chất hóa học của ôxit bazơ, có khả năng hấp thụ, phản ứng với các khí độc như: CO2 , SO2 , HF… nên sẽ giữ cho sản phẩm luôn ổn định, không bị lên men, hư hỏng do ẩm. Hỗn hợp khi sử dụng vôi có độ kết dính cao, rắn chắc, bền vững nên em chọn đưa vôi sống vào các ý tưởng của mình.

1 kg rác thải = 1 viên gạch

Những lúc rảnh rỗi, em đi khắp nơi nhặt nhạnh chai nhựa và đưa về nhà để bắt đầu việc tái chế.

Đầu tiên, My rửa sạch và cắt các loại nhựa này thành từng miếng nhỏ. Sau đó, trộn lẫn nhựa với cát, đá theo tỉ lệ 6: 4 hoặc 7: 3 rồi cho hỗn hợp lên chảo đun sôi khoảng 15 phút ở nhiệt độ từ 110-130°C.

Trong quá trình này có thể sử dụng các chất tạo màu, các loại khuôn có hình thù khác nhau để tạo ra các loại mẫu mã tùy thích.

Cuối cùng là đổ hỗn hợp này ra khuôn, khi nguội chúng sẽ kết dính với nhau tạo ra viên gạch để lát đường hoặc lát tường.

My chia sẻ, rác thải nhựa thì có ở khắp nơi, rất dễ kiếm. Còn nguyên liệu như vôi có giá thành rất rẻ, chỉ 500 – 1.000 đồng/1kg. Một viên gạch với kích cỡ khoảng 35 x 25 sẽ tái chế được khoảng 1kg rác thải nhựa.

Những lúc rảnh rỗi, My thường lên mạng để tự học và nghiên cứu thêm tài liệu.

My thường chế tạo ra loại gạch có kích cỡ 30x 30, có độ dày mỏng tùy theo mục đích sử dụng. Những viên gạch dày được dùng để lát đường chịu nhiều lực. Những viên gạch mỏng có thể dùng để lát tường.

“Em vẫn nhớ mãi cái viên gạch đầu tiên do em tự đúc nên. Nó đã thành một khối cứng nhưng thô kệch và xấu xí. Lúc đầu, đúc được viên gạch này, em cứ nghĩ mình đã biết cách tái chế rồi nhưng do đá và cát ít có khả năng kết dính, khi phản ứng với không khí, nhiệt độ ở ngoài môi trường nên chỉ một thời gian ngắn, những viên gạch mềm nhũn, bể thành mảnh vụn. Tuy vậy, bản thân em cũng rất vui, em tự động viên bản thân tiếp tục nghiên cứu và tìm tòi thêm để tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh hơn”, My chia sẻ.

My hy vọng ý tưởng tái chế gạch lát đường từ hỗn hợp rác thải nhựa và vôi sống sẽ được nhiều người áp dụng để hạn chế tình trạng ô nhiêm môi trường.

“Ước mơ của em là đậu vào ngành Hóa học, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM. Sắp tới em cũng sẽ tiếp tục tìm tòi tái chế thêm những thứ khác nữa để cuộc sống của mình có ích hơn”.

Cô Nguyễn Thị Hải Vân (giáo viên môn Hóa học, Trường TH&THCS Lê Thế Hiếu, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ) cho biết, Diễm My là một học sinh vừa chịu khó vừa học giỏi. Ngoài thời gian trên lớp, em còn rất đam mê nghiên cứu, tìm tòi thêm các tài liệu. Chín năm liền, em liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi. Ngoài ra, My đạt giải Nhất học sinh giỏi Hóa cấp huyện và giải Ba cấp tỉnh, giải Ba học sinh giỏi Văn cấp huyện.

Theo Vietnamnet

CÁC TIN KHÁC

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, tối 23/3.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Miếng dán tiêu diệt tế bào ung thư, giảm tái phát

Thuốc được tẩm trong miếng dán sẽ ngấm trực tiếp vào vết mổ, tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và giảm thiểu tác dụng phụ độc hại của hóa trị.

Khởi động Techfest Việt Nam 2024

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Việt Nam 2024) lần thứ 10, khởi động từ tháng 4, hướng tới đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập khu vực, quốc tế.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Dầu Nhị Thiên Đường (1905-2024) – Vị thuốc trị bá bệnh – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.9

Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Nhị Thiên Đường ngày nay tiền thân là Hiệu thuốc Châu Á Nhị Thiên Đường do ông Vi Khải (Vi Thiếu Bá) thành lập từ năm 1905, với thương hiệu Dầu Nhị Thiên Đường nổi tiếng là chai dầu “trị bá bệnh” vang danh khắp Sài Gòn một thời.

Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Một Cố đô hoàn toàn được bao trọn trong lòng núi hiểm trở, non sông tráng lệ, Cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là quần thể di tích lịch sử, văn hóa Quốc gia đặc biệt quan trọng của đất nước. Nơi đây cũng là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử không thể nào quên.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.50) Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ): Dấu ấn giao thoa kiến trúc giữa hai thế kỷ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Với tuổi đời hơn 150 năm, nhà cổ Bình Thủy là một trong những kiến trúc độc đáo còn giữ nguyên nét đẹp cổ xưa đặc trưng của Cần Thơ. Nơi đây được xem như nơi giao thoa của ba lối kiến trúc Việt - Hoa - Pháp.