Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Nhà khoa học Việt chuyển gene kìm hãm già hóa cây...

[Sáng tạo Việt] Nhà khoa học Việt chuyển gene kìm hãm già hóa cây đậu tương

Mục đích của việc đưa gene kìm hãm già hóa của bộ lá và tăng kích thước hạt, các nhà khoa học hy vọng sẽ tạo được giống đậu tương năng suất cao.

PGS.TS Trần Văn Điền, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, Chủ nhiệm nhiệm vụ cho biết, năng suất cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào bộ lá. Duy trì hoạt động của bộ lá sẽ tác động đến năng suất cây trồng vì đây là bộ phận tích lũy dinh dưỡng. Ở những giống năng suất cao, thường có bộ lá xanh lâu hơn. Giải pháp lúc này là tìm kiếm các gene liên quan đến sự già hóa của bộ lá để chuyển vào cây với mục tiêu tăng năng suất hạt.

Từ năm 2018, ông Điền và nhóm nghiên cứu ở Đại học Nông Lâm thực hiện nghiên cứu tạo giống đậu tương chuyển gene kìm hãm già hóa bộ lá và tăng kích thước hạt. Nghiên cứu được phối hợp cùng các nhà khoa học ở Đại học Đông A (Hàn Quốc) thực hiện.

Nhóm nghiên cứu đã tập trung cải thiện tính trạng năng suất của giống đậu tương địa phương khu vực miền núi phía Bắc thông qua gene có khả năng kiểm soát tuổi thọ lá NAC/ORESARA1, CBF và gene liên quan kích thước hạt GmBS, GmBX32. Kiểm soát các gene này sẽ kéo dài tuổi thọ của lá và kích thước hạt lớn hơn so với giống đậu tương ban đầu.

Nhóm nghiên cứu đậu tương chuyển gene trong phòng thí nghiệm. Ảnh: NVCC

Nhóm nghiên cứu đậu tương chuyển gene trong phòng thí nghiệm. Ảnh: NVCC

Theo ông Điền, kích thước hạt là một trong những tính trạng chính được chú ý khi chọn lọc giống. Ở đậu tương, cấu trúc gene tương đối phức tạp, do đó việc xác định gene kiểm soát kích thước, khối lượng hạt khá khó khăn.

Tuy nhiên, sau ba năm nghiên cứu, bước đầu nhóm đã thành công trong phân lập, thiết kế các cấu trúc vector chuyển gene và tạo ra được một số cây chuyển gene ở thế hệ T0 và T1 có triển vọng. Các dòng đậu tương chuyển gene này là nguồn vật liệu tốt cho tuyển chọn, lai tạo phát triển thành giống mới có tiềm năng ứng dụng trong sản xuất tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Hình ảnh cây chuyển gene thế hệ T1 trồng trong nhà lưới.

Hình ảnh cây chuyển gene thế hệ T1 trồng trong nhà lưới.

PGS.TS Khuất Hữu Trung, Phó Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp đánh giá cao nghiên cứu này. Sản phẩm của đề tài sẽ cung cấp nguồn vật liệu có giá trị (gene kìm hãm già hóa và tăng kích thước hạt) cho tạo giống cây trồng chuyển gene ở Việt Nam.

Qua thực hiện đề tài, các nhà khoa học đã tiếp cận phương pháp chuyển gene trên đậu tương, được chuyển giao từ phía Hàn Quốc. Theo nhóm nghiên cứu, con đường để có giống đậu tương chuyển gene thương mại hóa còn rất dài. Từ các thế hệ T1, T2 đến hoàn chỉnh giống phải thử nghiệm trên các vùng sinh thái về năng suất, chất lượng, đánh giá rủi ro… cần thêm thời gian. Hiện nay việc tiếp cận công nghệ, làm chủ kỹ thuật chuyển gene trên giống cây trồng là nền tảng để làm chủ công nghệ này trong tương lai.

Hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn hạt đậu tương từ Mỹ, Argentina, Canada… Dù nhu cầu lớn, nhưng diện tích trồng đậu tương trong nước lại giảm mạnh theo năm, nguyên nhân do năng suất đậu tương thấp. Theo đó, các nghiên cứu tìm cách tạo ra giống mới có năng suất cao được kỳ vọng mang lại hiệu quả cho ngành nông nghiệp trong tương lai.

CÁC TIN KHÁC

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, tối 23/3.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Đằng sau việc OpenAI chọn Tokyo để mở văn phòng đầu tiên ở châu Á

Việc mở văn phòng mới ở Tokyo rất quan trọng đối với OpenAI. Nó nhấn mạnh cơ hội mà công ty nhìn thấy trong việc kinh doanh ở 'xứ sở mặt trời mọc'...

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 10 bảo tàng Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.9) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nằm trong tòa nhà cổ hơn 100 năm tuổi, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh là công trình kiến trúc tuyệt đẹp và là điểm đến thú vị cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử của thành phố - thủ phủ phương Nam.

Khung xương robot hỗ trợ người đột quỵ phục hồi chức năng

Khung xương robot là một sáng kiến đột phá của nhóm các nhà khoa học Khu công nghệ cao TPHCM.

NTK Thoa Trần xác lập Kỷ lục Việt Nam với bộ sưu tập áo dài “Về với cội nguồn” lấy cảm hứng từ Lễ hội Đền Hùng

(Kỷ lục - VietKings) Vào tối ngày 14/4/2024, tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Đặc biệt Đền Hùng – Phú Thọ, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao Kỷ lục với nội dung: “Về với cội nguồn: Bộ sưu tập Áo Dài lấy cảm hứng từ Lễ hội Đền Hùng, tạo nên bức tranh phong cảnh Khu di tích lịch sử Đền Hùng trên nền lụa đầu tiên tại Việt Nam” đến Nhà thiết kế Thoa Trần. Sự kiện diễn ra trong chương trình Nghệ thuật Hội Xoan 2024 với chủ đề “Miền Di Sản”.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.43) Ga Đà Lạt (Lâm Đồng): Nhà ga lâu đời nhất Đông Dương – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ga Đà Lạt không chỉ là một công trình kiến trúc đặc sắc của thành phố Đà Lạt, mà còn là nơi ghi dấu ấn đặc biệt trong lịch sử ngành Đường sắt Việt Nam.

Khoa học tìm ra cơ chế giúp não bộ biến trải nghiệm thành ký ức dài hạn, bạn cũng có thể thử xem sao

Theo định nghĩa, ký ức là quá trình diễn ra liên tục của hành động lưu giữ thông tin theo thời gian, chúng tạo nên một “kịch bản” mà dựa vào đó, một người có thể luận ra lý lẽ và hành động trong thực tế. Dù mô tả được đến vậy, với chúng ta ký ức vẫn chứa đựng vô vàn bí ẩn. Một số sự kiện được não bộ lưu giữ một cách rõ ràng dù chúng xảy ra đã lâu, trong khi đó có những sự kiện mờ dần vào quên lãng dù mới diễn ra ngày hôm qua. Để giải thích một phần bí ẩn kỳ lạ này, các nhà khoa học thực hiện một loạt các nghiên cứu, và báo cáo vừa mới được xuất bản trên tạp chí Science hồi cuối tháng Ba.