Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Sinh viên chế tạo áo khoác tự nổi khi xuống nước

Sinh viên chế tạo áo khoác tự nổi khi xuống nước

Nhóm sinh viên Đại học bách khoa Đà Nẵng thiết kế áo khoác thông minh giúp người mặc nổi trên mặt nước và gắn định vị tiện cho việc tìm kiếm cứu nạn.
Sản phẩm áo khoác kiêm áo phao sCoat. Ảnh: Nhóm nghiên cứu

Sản phẩm áo khoác kiêm áo phao sCoat. Ảnh: Nhóm nghiên cứu

Qua tìm hiểu thấy nhiều ngư dân hoạt động trên biển nhưng ngại mặc áo phao do cồng kềnh, nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng bàn phương án làm áo phao thông minh. TS Nguyễn Thị Anh Thư là một trong số giảng viên trong trường là người hướng dẫn.

Mục tiêu của nhóm là làm ra áo khoác giống như áo gió thông thường, có chức năng chống nước, cản gió, giữ ấm, nhưng có thể biến thành phao cứu hộ khi ngư dân cần đến.

Bắt tay thực hiện nghiên cứu sản phẩm từ tháng 1/2019, sau 6 tháng, phiên bản đầu tiên ra đời. Áo sCoat được nhóm thiết kế có cấu tạo giống như chiếc áo khoác thông thường nhưng vùng cổ và cánh tay được gắn phao nổi. Phao này được gắn cố định với hệ thống khí nén CO2 lạnh nằm gọn bên trong áo.

Khi cần biến áo khoác thành phao, chỉ cần mở van, bình khí nén gắn bên trong áo sẽ tự động bơm đầy các phao. Khi phao đã đầy, người mặc đóng nắp bình khí nén lại. Nếu phao có hiện tượng xẹp, tiếp tục mở bình khí nén để kéo dài thời gian nổi trên nước. Bình khí nén có thể cung cấp cho phao hoạt động liên tục trong 72 giờ. Áo nặng xấp xỉ 1 kg, được làm bằng vật liệu chống thấm nước đơn giản. Hiện nhóm mới hoàn thiện được hai sản phẩm, với giá thành chế tạo là 700.000 đồng.

Phiên bản đầu tiên ra đời là chiếc áo khoác màu cam, thiết kế phao bên trong hình chữ U, nối cổ với cánh tay. Đưa vào thử nghiệm, ngư dân phản hồi áo mặc khó chịu, gây cản trở trong hoạt động hàng ngày, hình thức xấu, giá thành cao.

Những bất tiện của phiên bản đầu tiên được cải tiến ngay sau đó. Phiên bản hai của áo, phần phao cổ và hai cánh tay được tách ra, tạo sự thoải mái hơn cho người dùng. Các chi tiết của áo được thiết kế đẹp hơn, hoạt động thông minh hơn. Sản phẩm này vẫn chưa đạt tiêu chuẩn áo cứu sinh (theo TCVN 7282-2008 về phao cứu sinh được trang bị thêm còi, đèn… ).

Trần Lê Vĩ Nhân Tâm (trái), thành viên nhóm nghiên cứu và ngư dân tham gia thử nghiệm áo phao. Ảnh: NVCC

Trần Lê Vĩ Nhân Tâm (trái), thành viên nhóm nghiên cứu và ngư dân tham gia thử nghiệm áo phao. Ảnh: NVCC

Nhóm tiếp tục hoàn thiện áo với bảng phản quang ở tay và lưng, túi đựng dụng cụ như còi, đèn, dao, thiết bị định vị… giúp người sử dụng có thể sinh tồn trong những tình huống bất thường. Áo cũng được thiết kế thêm hệ thống định vị sSim giống như hộp đen máy bay. sSim sẽ ghi lại toàn bộ hành trình của người mặc áo, vị trí, tọa độ… để gửi thông báo về trung tâm cứu hộ hoặc số điện thoại đã đăng ký trước. “sSim giống như chiếc sim điện thoại, được gắn vào áo. Nếu như hệ thống định vị GPS chỉ xác định được vị trí của tàu thì sSim sẽ định vị người mặc áo, giúp việc tìm kiếm cứu nạn dễ dàng hơn”, Tâm nói thêm.

Ngoài ngư dân đi biển, nhóm nghiên cứu mong muốn đây sẽ là sản phẩm cần thiết cho người du lịch, vận tải, tham gia các hoạt động trên biển. Sản phẩm đang trong quá trình hoàn thiện kiểm thử theo các tiêu chuẩn về phao áo cứu sinh và thiết bị liên lạc. Nhóm mong muốn kết nối với những trung tâm cứu hộ để có thể áp dụng vào thực tiễn.

Nhóm sinh viên chế tạo áo phao thông minh. Ảnh: NVCC

Nhóm sinh viên chế tạo áo phao thông minh. Ảnh: NVCC

TS Nguyễn Thị Anh Thư, giảng viên Trường Đại học bách khoa Đà Nẵng đánh giá cao khả năng sáng tạo, tìm tòi, cải tiến của nhóm sinh viên. Bà nhận định, sản phẩm áo khoác kiêm áo phao cứu sinh sẽ có rất nhiều tiềm năng ứng dụng. Mục đích nhóm hướng đến là nâng cao ý thức của ngư dân về bảo vệ tính mạng, sức khỏe khi ra khơi, tránh những tai nạn đáng tiếc.

Sản phẩm “Áo khoác công nghệ sCoat” của nhóm sinh viên vừa đạt giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp công nghệ trong Sinh viên năm 2021 do Hội Sinh viên Đại học Đà Nẵng, Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng tổ chức.

Theo Vn Express

CÁC TIN KHÁC

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, tối 23/3.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.52) Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang): Ngôi danh lam cổ tự nghìn năm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chùa Vinh Nghiêm còn được gọi là chùa Đức La, thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 18km. Đây là trung tâm Phật giáo lớn thời Trần, nơi 3 vị Trúc Lâm Tam tổ (Trần Nhân Tông - Pháp La - Huyền Quang) từng trụ trì và mở trường thuyết pháp.

‘Gã khổng lồ’ công nghệ Meta bứt tốc trong cuộc đua thực tế ảo

Meta Platforms lần đầu tiên chia sẻ hệ điều hành của tai nghe Quest với các nhà sản xuất thiết bị đối thủ, trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của hãng trong ngành công nghiệp thực tế ảo

Dùng AI cứu động vật hoang dã khỏi nguy cơ bị xe đụng

Hãng AFP giới thiệu nỗ lực dùng đến trí tuệ nhân tạo (AI) giải quyết tình trạng động vật hoang dã bị xe đụng chết tại Brazil của một sinh viên khoa học máy tính 25 tuổi.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Công ty Cổ phần Chế biến Thủy hải sản Liên Thành (1906-2024) – Tinh túy hương vị trăm năm – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.10

(nienlich.vn) Cách đây gần 120 năm, từ ý tưởng của chí sỹ yêu nước Phan Châu Trinh, công ty Liên Thành được thành lập tại Phan Thiết bởi 6 vị tiền hiền, mang theo hương vị quốc hồn quốc túy. Đến năm 1906, một thương hiệu nước mắm ra đời và đã gắn chặt mình với dòng chảy lịch sử của dân tộc.

7 đại học Việt Nam vào top thế giới theo nhóm ngành

Việt Nam có 7 trường vào top đại học thế giới theo nhóm ngành của QS, hầu hết tụt hạng, song cũng có mặt ở một số nhóm ngành mới.

Khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.6) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, Tổ tiên của dân tộc Việt Nam.