Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Top 100 nhà sáng tạo toàn cầu - P.48 - Christopher...

[WORLDKINGS] Top 100 nhà sáng tạo toàn cầu – P.48 – Christopher Cockerell: Người sáng tạo ra tàu đệm khí hoàn chỉnh đầu tiên

(Kyluc.vn - Worldkings.org) Vào năm 1952, Cockerell nghiên cứu về hệ thống bôi trơn bằng không khí, sau đó ông nghiên cứu sâu hơn về ý tưởng tạo ra đệm khí. Ông thực hiện những thí nghiệm đơn giản bằng cách dùng động cơ máy hút bụi và hai hộp hình trụ để tạo ra một động cơ phản lực - chìa khóa để phát minh ra tàu chạy trên đệm khí.

Tàu đệm khí là loại tàu có khả năng đứng yên hay di chuyển trên mặt đất, mặt nước, đầm lầy và đồng ruộng với tốc độ cao. Đây là loại tàu lai giữa máy bay và tàu thủy nhưng thiên về máy bay hơn về phương diện vận hành, điều khiển.

So với các loại tàu thủy truyền thống, tàu đệm khí có ưu điểm vừa chạy được trên cạn vừa chạy được dưới nước nên được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau từ quân sự cho đến du lịch, cứu hộ cứu nạn… Qua lịch sử phát triển hơn 300 năm của tàu đệm khí, từ bản phác thảo đầu tiên vào năm 1716 của nhà thiết kế người Thụy Điển Swedenborg, với mẫu thiết kế có hình dáng một chiếc thuyền lộn ngược hoạt động bằng sức người.

Tiếp đó, dựa theo bản thiết kế của sĩ quan hải quân người Áo Thomamühl, chiếc tàu đệm khí đầu tiên mang tên “Tàu cánh ngầm với hệ thống Thomamühl” được Hải quân hoàng gia đế chế Áo – Hung chế tạo thành công vào năm 1915.

Tuy nhiên, sau một thời gian thử nghiệm, hải quân Áo – Hung chính thức ngừng tiến hành những nghiên cứu về loại tàu này. Sau đó là các sáng chế của kỹ sư Phần Lan Kaario, tiến sĩ người Mỹ Bertelsen… cùng biết bao nhiêu nỗ lực của rất nhiều nhà phát minh khác. Nhưng phải đến phát minh của Christopher Cockerell thì chiếc tàu đệm khí mới trở nên hoàn chỉnh cả về mặt kỹ thuật và khả năng thương mại.

Christopher Cockerell sinh ngày 4-6-1910 tại Cherry Hinton gần vùng Cambridge của nước Anh, trong gia đình có cha làm tại Bảo tàng nghệ thuật. Mặc dù được làm quen với môi trường nghệ thuật từ nhỏ, nhưng Cockerell lại có thiên hướng về kỹ thuật. Sau khi học xong trung học, Christopher Cockerell quyết định theo học về phát thanh và điện tử tại Đại học Cambridge. Sau khi tốt nghiệp, Cockerell làm việc cho Công ty Nghiên cứu Đài phát thanh cho đến năm 1935. Cùng năm đó, ông gia nhập Công ty Điện tín không dây Marconi.

Tại đây, Christopher Cockerell tham gia nghiên cứu phát triển các hệ thống radar sử dụng trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Ông cũng đã được cấp 36 bằng sáng chế cho các ý tưởng của mình trong thời gian làm việc tại Marconi.

Vào năm 1950, một bước ngoặt lớn đến với Cockerell khi ông và gia đình mua được một bến du thuyền nhỏ ở Norfolk. Năm 1951, Cockerell quyết định nghỉ làm ở Marconi để về quản lý bến du thuyền của gia đình. Thời gian này, ông có ý tưởng về những chiếc thuyền có thể di chuyển được nhanh hơn trên các địa hình khác nhau. Vào năm 1952, Cockerell nghiên cứu về hệ thống bôi trơn bằng không khí, sau đó ông nghiên cứu sâu hơn về ý tưởng tạo ra đệm khí.

Ông thực hiện những thí nghiệm đơn giản bằng cách dùng động cơ máy hút bụi và hai hộp hình trụ để tạo ra một động cơ phản lực – chìa khóa để phát minh ra tàu chạy trên đệm khí. Ông đã chứng minh tính khả thi của phương tiện này khi nó có thể tạo ra đệm khí để di chuyển trên nhiều bề mặt hoàn toàn khác nhau như đầm lầy, mặt đất, mặt nước, mặt băng… Trên ý tưởng đó, ông cho ra đời mẫu tàu đệm khí SR-N1 và chính thức vận hành vào ngày 11-6-1959.

Một thời gian ngắn sau, tàu đệm khí SR-N1 thực hiện chuyến đi từ Pháp sang Anh để dự lễ kỷ niệm 50 năm chuyến bay của Bleriot. Sau đó, Cockerell cùng cộng sự của mình là kỹ sư Denys Bliss hoàn thiện tàu SR-N1, để cuối cùng vào năm 1962, chiếc tàu đệm khí bản thương mại hóa chính thức ra đời. Bằng sáng chế cho phát minh này được đồng trao cho cả Cockerell và Bliss vào tháng 7-1967.

Cockerell đặt tên cho tàu là “hovercraft”.Sau SR-N1, Cockerell còn phát triển nhiều cải tiến khác cho các thủy phi cơ, và phát minh ra các ứng dụng khác nhau cho các nguyên tắc đệm không khí. Với đặc điểm cấu tạo và vận hành độc đáo, linh hoạt gần như trên mọi địa hình nên sau phát minh của Cockerell, tàu đệm khí đã được nghiên cứu và ứng dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.

Cho đến nay, tàu đệm khí được ứng dụng cả trong quân sự lẫn dân sự, từ những chiếc tàu đổ bộ nhanh của quân đội, tàu tuần tiễu bờ biển, tàu di chuyển trên đầm lầy, tàu di chuyển trên băng và cho đến những chiếc phà chở khách và còn nhiều ứng dụng khác nữa. Chính vì thế, ngoài máy bay lên thẳng ra, tàu đệm khí cũng là một trong những phương tiện cơ động nhất của con người.

Theo Liên minh Kỷ lục Thế Giới (Worldkings.org)

CÁC TIN KHÁC

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, tối 23/3.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.54) Làng đá Khuổi Ky (Cao Bằng): Làng đá cổ 400 năm nơi miền biên viễn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Bản đá Khuổi Ky thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, với những ngôi nhà sàn bằng đá mang dáng dấp cổ xưa, tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại cho vùng đất miền biên viễn.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Tiết mục múa xòe của thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tại chương trình tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V xác lập Kỷ lục Việt Nam

(kyluc.vn) Vào tối ngày 25/4/2024, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Chương trình Tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024. Cũng tại chương trình, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao kỷ lục: “Tiết mục múa xoè có số lượng thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tham gia biểu diễn chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đông nhất Việt Nam” cho Hội đồng Đội Trung ương.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tại Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thành đoàn Hải Phòng vừa phối hợp các đơn vị lựa chọn triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR360) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1868-2024) – 156 năm trân trọng tri thức – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.12

(nienlich.vn) Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các đô đốc, thống đốc. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử thư viện tiếp tục phát triển mạnh mẽ tới hôm nay cùng với nhiều tài liệu được số hóa.

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.