Trang chủ Cuộc thi Ý tưởng - Sáng tạo Sinh viên Việt ứng dụng trí tuệ nhân tạo giải các bài...

Sinh viên Việt ứng dụng trí tuệ nhân tạo giải các bài toán thực tế

Điểm đặc biệt của cuộc thi hackathon 'BKAI-NAVER Challenge 2022' là hướng tới giải quyết những bài toán thực tế của Việt Nam trên các bộ dữ liệu do Ban tổ chức cung cấp.

Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về trí tuệ nhân tạo BKAI, trường CNTT và Truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội vừa phối hợp cùng tập đoàn Naver Hàn Quốc tổ chức lễ trao giải cuộc thi hackathon “BKAI-NAVER Challenge 2022”.

Đây là một hoạt động thuộc dự án hợp tác nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) giữa Đại học Bách Khoa Hà Nội và tập đoàn Naver (Hàn Quốc). Dữ liệu cung cấp trong cuộc thi là một phần kết quả trong các dự án hợp tác năm 2021 giữa hai đơn vị.

Cuộc thi gồm 3 tác vụ: “Trích xuất ý định và slot trong câu văn tiếng Việt”, “Khoanh vùng cơ thể và nhận dạng cử chỉ động”; “Phát hiện và nhận diện văn bản Tiếng Việt trong ảnh khung cảnh”.

Để tham gia cuộc thi, các đội/nhóm/cá nhân phải đăng ký từ ngày 1/4 đến 15/4, sau đó nộp mô hình Pre-trained (trước ngày 30/4). Vòng sơ khảo của cuộc thi được bắt đầu vào đầu tháng 5, theo đó các đội sẽ đề xuất và phát triển những giải pháp ứng dụng AI để giải quyết bài toán theo yêu cầu của từng tác vụ. Kết quả của các đội được đánh giá tự động trên tập dữ liệu công khai.

Trong 24 giờ thử thách của vòng chung kết, 20 đội xuất sắc nhất cuộc thi đã nộp báo cáo kỹ thuật, source code và thuyết trình trước Ban giám khảo.

Theo Ban tổ chức, trong 80 đội tham dự đến từ các trường Đại học trên cả nước đã có 20 đội đạt kết quả tốt nhất lọt vào vòng chung kết diễn ra vào các ngày 21-22/5. Tại đây, các đội đã có 24 giờ thử thách, nộp báo cáo kỹ thuật, source code và thuyết trình để Ban giám khảo đánh giá tính đúng đắn của giải pháp và công bố kết quả cuối cùng.

Đại diện Ban Giám khảo, Tiến sĩ Nguyễn Phi Lê cho biết, các đội đã mang đến cuộc thi rất nhiều giải pháp sáng tạo, sử dụng các kỹ thuật hiện đại như Transformer, Graph Neural Network, Semi-supervised learning, Self-learning. “Tuy đây là năm thứ 3 trường tổ chức cuộc thi hackathon, nhưng đây là lần đầu tiên có nhiều đội “thực chiến” và giỏi đến vậy”, Tiến sĩ Nguyễn Phi Lê nhận xét.

Ba đội đạt giải Nhất của 3 tác vụ trong cuộc thi hackathon “BKAI-NAVER Challenge 2022”.

Kết quả chung cuộc, sau 24 giờ thi chung kết, Ban giám khảo đã chọn ra được 3 đội giành các giải Nhất, Nhì, Ba và 1 giải Khuyến khích ở mỗi tác vụ.

Cụ thể, với tác vụ “Tác vụ Trích xuất ý định và slot trong câu lệnh người dùng trong tiếng Việt”, giải Nhất được trao cho đội có tên Đệ thầy LinhNV; các giải Nhì, Ba và Khuyến khích ở tác vụ này lần lượt thuộc về các đội ThangLD, Greater Will và ml-wss.

Ở tác vụ “Khoanh vùng cơ thể và nhận dạng cử chỉ động”, đội giành giải Nhất là Overfit, đội Team_name giành giải Nhì, Young Talent đạt giải Ba và giải Khuyến khích thuộc về Still Life.

Đối với tác vụ “Phát hiện và nhận diện văn bản Tiếng Việt trong ảnh khung cảnh”, D2C đoạt giải Nhất, UIT.TurtleDog giải Nhì, UIT AIClub SRTeam giành giải Ba và UIT AIClub SRTeam đạt giải Khuyến khích.

Theo nhận xét của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Phó Hiệu trưởng trường CNTT và Truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cuộc thi là sân chơi thú vị và ý nghĩa cho các bạn sinh viên, học viên yêu thích AI. Điểm đặc biệt của cuộc thi là hướng tới giải quyết các bài toán thực tế của Việt Nam trên các bộ dữ liệu do Ban tổ chức cung cấp. Thông qua cuộc thi, các thí sinh thấy được ý nghĩa của việc ứng dụng những kiến thức được học nhằm giải quyết các bài toán thực tế.

Cùng quan điểm với đại diện lãnh đạo trường CNTT và Truyền thông, Tiến sĩ Đặng Thiếu Ngân, Giám đốc Hợp tác và quan hệ quốc tế của Naver Hàn Quốc, Giám đốc Đối ngoại của Naver Việt Nam cho biết: Các thí sinh tham dự có đội hình nhóm hoàn chỉnh, cũng có bạn chỉ “chiến đấu” một mình, nhưng qua các vòng thi, tôi thấy rằng, các bạn đều rất giỏi, tự tin và tràn đầy nhiệt huyết.

“Bên cạnh mục đích tạo sân chơi trí tuệ nhân tạo cho các bạn, chúng tôi cũng mong muốn dựa vào cuộc thi để có thể “khai phá” các nhân tài non trẻ và giúp các bạn thử thách bản thân, thúc đẩy năng lượng tích cực để theo ngành khó khăn này”, Tiến sĩ Đặng Thiếu Ngân chia sẻ.

Theo ICTNews

CÁC TIN KHÁC

Sáng kiến khoa học 2024 thu hút nhiều giải pháp nông nghiệp

Trong số gần 100 hồ sơ tham dự cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024 có nhiều giải pháp, sản phẩm lĩnh vực công nghiệp, tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương.

Lần đầu tiên, cả 10 nước Đông Nam Á tham gia cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2023

Năm nay là lần đầu tiên tất cả 10 nước thành viên ASEAN có đội sinh viên tham dự cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN. Vòng Chung khảo cuộc thi sẽ được tổ chức vào ngày 28/10 tới.

Trao giải cuộc thi Sáng kiến An toàn giao thông Việt Nam năm 2023

Cuộc thi Sáng kiến An toàn giao thông Việt Nam năm 2023 có hai hạng mục dự thi chính là "Sáng kiến an toàn giao thông" và "Sáng kiến công nghệ về an toàn giao thông". Sau hơn 4 tháng, đã có gần 1.200 bài dự thi tham gia.

Học sinh Việt Nam so tài tối ưu, điều khiển robot

Tối ưu, điều khiển robot là các hoạt động nằm trong cuộc thi Vietnam STEM Robotics. Cuộc thi nhằm giúp các bạn trẻ thực hành, phát triển kỹ năng tư duy logic, sáng tạo và giải quyết vấn đề.

Giải Make in Vietnam 2023 : Tôn vinh thêm Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho thị trường nước ngoài

Hạng mục tôn vinh các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số xuất sắc đã thành công tại thị trường quốc tế và khuyến khích, cổ vũ các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam khát khao chinh phục thế giới.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Học sinh chế tạo giàn phun thuốc trừ sâu bằng cáp treo

Hệ thống giàn treo dùng để phun thuốc bảo vệ thực vật do Đinh Văn Trung (học sinh lớp 12) thiết kế với mong muốn giúp người nông dân đỡ vất vả, nhận giải khuyến khích tại Sáng kiến Khoa học 2023 do VnExpress tổ chức.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.25) Tháp Nhạn (Phú Yên): Chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua cả ngàn năm lịch sử, bất chấp thăng trầm thời gian, Tháp Nhạn vẫn sừng sững trên sườn núi Nhạn, tiếp tục kể câu chuyện về Bà Thiên Y A Na, về hành trình khai phá và phát triển mảnh đất Phú Yên của người Chăm cũng như người Việt.

Bí ẩn những người có “trí nhớ siêu phàm”, thế giới chỉ 100-200 người

Chỉ cần nhắc một ngày bất kỳ trong quá khứ, người có trí nhớ siêu phàm kể lại được những gì đã xảy ra hôm ấy.

Tạo ra loại “keo” mới giúp bịt kín màng não sau phẫu thuật

Một nhóm các bác sĩ phẫu thuật thần kinh học và kỹ sư sinh học Mỹ đã chế tạo ra loại "keo" đặc biệt dùng cho các ca phẫu thuật mở màng não.

Nghiên cứu tiết lộ sự thực thú vị về tuổi thọ tối đa của con người

Dù tuổi thọ của con người vẫn đang tăng nhưng không có nghĩa là không có giới hạn, các chuyên gia nhận định những người sống trên 115 tuổi hiện vẫn còn hiếm.

Cáp treo Nữ Hoàng (Quảng Ninh) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cáp treo Nữ hoàng băng qua cửa ngõ Vịnh Cửa Lục, nối liền từ bờ biển Bãi Cháy tới núi Ba Đèo (Hòn Gai - Thành phố Hạ Long). Với sự độc đáo, nơi đây đã trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ tại Quảng Ninh.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.24) Chợ Bình Tây (Thành phố Hồ Chí Minh): Ngôi chợ cổ giữa lòng Chợ Lớn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Bình Tây (còn được gọi là Chợ Lớn, Chợ Lớn Mới) với lối kiến trúc cổ, mang đậm phong cách Á Đông, được thành lập trong những năm đầu tiên hình thành vùng đất Sài Gòn xưa. Nơi đây là điểm buôn bán, giao thương quan trọng giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như với một số nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Thái Lan…