Trang chủ Tin khởi nghiệp Kiến thức khởi nghiệp Bảo vệ tài sản trí tuệ trong thế giới IoT

Bảo vệ tài sản trí tuệ trong thế giới IoT

Một hệ thống IoT (Internet of Things) nhỏ cũng có thể sử dụng tới hàng nghìn sáng chế với vô số tính năng. Chính vì vậy, xu thế phát triển IoT trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những thách thức lớn trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT).
Càng kết nối, càng "va đập" về SHTT
 
Xu thế IoT đã hiện hữu trong rất nhiều ngành sản xuất, trong điều hành lưới điện thông minh, hệ thống giao thông thông minh… Theo dự đoán của công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Gartner Inc, tới năm 2020, toàn thế giới sẽ có khoảng 20,4 tỷ thiết bị có kết nối Internet, trung bình mỗi người sở hữu 3 thiết bị và toàn thế giới sẽ chi khoảng 3 tỷ USD cho việc phát triển phần cứng của các thiết bị IoT.
 
Dưới góc độ nghề nghiệp, luật sư Rob Bloom của Morningside IP – công ty tư vấn dịch vụ hỗ trợ đăng ký sáng chế hàng đầu thế giới, có trụ sở ở New York, Mỹ – cho rằng xu hướng này đặt ra nhiều thách thức trong vấn đề bảo vệ tài sản trí tuệ.
 
“Việc đăng ký bằng sáng chế trong nền công nghiệp dễ sinh lợi nhuận này vô cùng có giá trị. Tuy nhiên, bảo hộ tài sản trí tuệ trong thế giới IoT là việc khó khăn hơn và dễ dẫn tới nhiều vụ kiện xâm hại bằng sáng chế hơn bao giờ hết” – Bloom nhận xét.
 
Thực vậy, để có thể phối hợp hoạt động các hệ thống máy móc, thiết bị IoT của các nhà sản xuất khác nhau buộc phải có khả năng tương thích với nhau. Điều này nghĩa là sẽ có rất nhiều bằng sáng chế hữu ích chồng chéo nhau. Và khi mỗi thiết bị đơn giản chứa trong nó nhiều thành tố nhỏ hơn thì “thậm chí một hệ thống IoT nhỏ cũng có thể gồm hàng nghìn bằng sáng chế với vô số tính năng”.
 
Năm 2020, toàn thế giới sẽ có khoảng 20,4 tỷ thiết bị có kết nối Internet. Ảnh: PureIntegration

Năm 2020, toàn thế giới sẽ có khoảng 20,4 tỷ thiết bị có kết nối Internet. Ảnh: PureIntegration
“Nhiều người đã quen với các cuộc chiến bằng sáng chế trong ngành công nghiệp sản xuất điện thoại thông minh suốt 5-10 năm qua. Khi thị trường IoT bùng nổ, số vụ tranh chấp bằng sáng chế tương tự sẽ trở nên nhiều hơn bởi trong thế giới hoàn toàn kết nối, một chiếc điện thoại thông minh là một thiết bị IoT cá nhân tiên phong” – Kenie Ho và Giáo sư Mandy J. Song bày tỏ trong một bài viết có tên “Chiến lược IP trong cơn thức dậy của IoT”.
 
Không chỉ vậy, việc rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau nhưng lại cạnh tranh để cùng cung cấp hạ tầng truyền thông IoT giống nhau càng khiến chuyện bảo vệ tài sản trí tuệ thêm phức tạp. Lấy ví dụ, các công ty sản xuất ôtô muốn lắp đặt hệ thống nhà thông minh, cho phép cập nhật các phần mềm trong đêm không cần kết nối và vô cùng êm ái.
 
Hay Công ty Nest – thuộc Công ty mẹ Alphabet của Google – chuyên sản xuất nhà tự động nhưng lại muốn cung cấp các thiết bị nhà thông minh có thể nói
chuyện với nhau…
 
Như vậy, các công ty trong nền công nghiệp IoT cần nhận thức được rằng, bất cứ một công ty nào (dù thuộc ngành nghề khác) cũng có thể vi phạm bằng sáng chế của mình mà thậm chí mình còn không hề hay biết.
Chiến lược bảo vệ
 
Đứng trước nguy cơ tài sản trí tuệ có thể bị xâm hại bất cứ lúc nào, bởi bất cứ ai, luật sư Rob Bloom cho rằng: “Nền công nghiệp IoT đang bùng nổ và nếu bạn muốn đón đầu cuộc chơi, bạn cần đăng ký bằng sáng chế cho sự sáng tạo của mình càng sớm càng tốt”.
 
Theo các chuyên gia, khi viết đơn đăng ký sáng chế, bạn cần chú ý tới 3 vấn đề: Phạm vi bảo hộ ngoài quốc gia (tạo nhiều cơ hội hơn cho công ty bạn khi phải thưa kiện đối thủ vì vi phạm bằng sáng chế), sự đa dạng (một sáng chế được trình bày dưới nhiều định dạng hay biểu đạt bằng nhiều cách, với nhiều thuật ngữ và mô tả chi tiết sẽ hạn chế được tối đa việc tạo ra sơ hở cho đối thủ lợi dụng), hoàn cảnh sử dụng sáng chế (việc đưa ra những cách thức mà sáng chế có thể được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau có thể giúp bạn chứng minh được sự vi phạm bằng sáng chế của đối phương trong tương lai).
 
Ngoài ra, cũng cần chú trọng việc nêu ra các giá trị thương mại có thể có của bằng sáng chế khi viết đơn đăng ký bảo hộ, bởi điều này chứng minh được tính mới của sáng chế cũng như khả năng thương mại của nó.
 
Còn theo luật sư Bloom, từ thực tế những tranh chấp sáng chế giữa Samsung và Apple, các công ty cần chú ý tới cả kiểu dáng công nghiệp (design patent) của sáng chế để bảo vệ hình dáng, màu sắc, cảm quan, cái nhìn trực quan và thiết kế chung của một sản phẩm cụ thể nào đó.
CÁC TIN KHÁC

Mạng xã hội ‘make in Vietnam’ Vdiarybook chính thức ra mắt

Đây là mạng xã hội do người Việt kiến tạo, có máy chủ đặt tại Việt Nam và hoạt động vì người Việt Nam.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sản xuất rượu vang từ vỏ cà phê

Tận dụng vỏ cà phê bị loại bỏ trong quá trình chế biến, anh Nguyễn Khắc Biền và cộng sự đã sản xuất ra loại rượu vang có hương vị đặc trưng.

Cô gái 9x khởi nghiệp với đặc sản xứ Nghệ

Từng là giáo viên mầm non, Lương Thị Hường quyết định chuyển hướng sang kinh doanh rượu ống tre Lảu Thẻn Phà – một đặc sản ở miền Tây xứ Nghệ.

18 ý tưởng tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023

Chào mừng kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956-15/10/2023), ngày 8/10, Thành Đoàn-Hội LHTN Việt Nam TP.Vũng Tàu tổ chức cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023 với chủ đề 'Ngành thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu'.

2 cựu nhân viên Google khởi nghiệp AI lấy cảm hứng từ cá và ong

Các dự án tại công ty khởi nghiệp Sakana của 2 cựu nhân viên Google lấy cảm hứng từ chuyển động của một đàn cá, hoặc sự phối hợp của một đàn ong.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Công nghệ tiết kiệm đến 50% năng lượng cho điều hòa

Nhóm startup của giải pháp BenKon đã đưa ra ứng dụng giúp tiết kiệm năng lượng tối ưu cho máy điều hòa nhiệt độ.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.26) Cầu ngói chợ Lương (Nam Định): Biểu tượng lịch sử văn hóa xứ Thành Nam – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) “Ai qua Cầu Ngói Chợ Lương/Ghé thăm Mỹ nghệ Hải Minh làng nghề” Với hơn 500 năm tuổi, cầu ngói Chợ Lương vẫn giữ trọn vẹn được nét đẹp xưa cũ, với kiến trúc độc nhất vô nhị theo chiều dài lịch sử. Đây chính là niềm tự hào, tự tôn của người dân Hải Hậu nói riêng và cả mảnh đất Nam Định nói chung.

Kim cương có thực sự vĩnh cửu?

Kim cương luôn được quảng cáo là loại trang sức vĩnh cửu, tượng trưng cho tình yêu, nhưng thực tế những lời đó là sản phẩm của marketing từ thế kỷ trước.

Anh phát triển vaccine ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Theo phóng viên tại London, các nhà khoa học tại Anh đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca để phát triển một loại vaccine đầu tiên trên thế giới có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi ở những người có nguy cơ cao.

Tỷ phú Ấn Độ xây nhà máy điện sạch lớn nhất thế giới

Một tỷ phú Ấn Độ đang xây nhà máy điện lớn nhất thế giới diện tích gấp 5 lần Paris, có thể nhìn thấy từ vũ trụ, đáp ứng nhu cầu điện của 16 triệu hộ gia đình.

Cáp treo Bà Nà (Đà Nẵng) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cáp treo Bà Nà đánh dấu một thập kỷ của một trong những khu du lịch hàng đầu Việt Nam, đánh thức vùng Núi Chúa vốn chìm trong quên lãng nhiều thập kỷ, đưa Bà Nà nói riêng, Đà Nẵng nói chung trở thành một trong những "điểm phải đến trên thế giới".

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.25) Tháp Nhạn (Phú Yên): Chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua cả ngàn năm lịch sử, bất chấp thăng trầm thời gian, Tháp Nhạn vẫn sừng sững trên sườn núi Nhạn, tiếp tục kể câu chuyện về Bà Thiên Y A Na, về hành trình khai phá và phát triển mảnh đất Phú Yên của người Chăm cũng như người Việt.