Trang chủ Tin khởi nghiệp Kiến thức khởi nghiệp Cách mạng công nghệ số và thách thức đối với ngân hàng...

Cách mạng công nghệ số và thách thức đối với ngân hàng bán lẻ

Sáng 6.12, tại Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2017, các chuyên gia đã chỉ ra xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt và số hoá trong dịch vụ ngân hàng cá nhân cùng sự bùng nổ của các công ty Fintech tại Việt Nam đã đặt các ngân hàng trước những cơ hội và thách thức của công nghiệp 4.0.

Tương lai nào cho ngân hàng bán lẻ?

Theo khảo sát của Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG Vietnam) năm 2017, có 81% số người dùng sử dụng các giải pháp e-banking so với con số 21% (năm 2015). Ông Nguyễn Thanh Hải – Giám đốc giải pháp Công ty TNHH Thiết bị viễn thông ANSV – cho rằng ngày nay khách hàng ngày cần nhiều trải nghiệm hơn, họ không chỉ mua một sản phẩm mà cần mua trải nghiệm. Vì vậy ngân hàng cần có chiến lược để cá nhân hoá trải nghiệm để đem lại sự hài lòng. Cần xây dựng cơ sở dữ liệu lớn để khai phá, phân tích, đưa ra sản phẩm dịch vụ tốt nhất.

Theo ông Pavan Kumar Kodedela – Phó Chủ tịch Khối Quản lý chiến lược và công nghệ Công ty ClcQA – ngân hàng bán lẻ còn gọi là ngân hàng tiêu dùng cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác nhau như tài khoản tiết kiệm, tài khoản vãng lai, giao dịch kiểm tra, thẻ tín dụng, ngân hàng trực tuyến, cho vay để đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân khách hàng. Khi ngân hàng phát triển đến số hoá, điều bắt buộc là các ngân hàng bán lẻ phải ứng dụng các kênh kỹ thuật số để tiếp cận khách hàng.

Số hoá mang lại những thách thức đối với ngân hàng bán lẻ và cũng như việc thử nghiệm các ứng dụng ngân hàng bán lẻ được số hoá. Ứng dụng di động và nền tảng web hoặc nền tảng số đóng vai trò như là một cầu nối để kết nối các ngân hàng bán lẻ và khách hàng.

Ông Trần Nhất Minh – Phó TGĐ kiêm Giám đốc Khối Ngân hàng công nghệ số VIB – cho biết: “Nếu đánh giá ở góc độ giá thành chi phí dịch vụ, một giao dịch thực hiện ở quầy ngân hàng truyền thống sẽ mất 20 USD, dùng dịch vụ từ Mobile app ngân hàng chỉ mất 20 cent. Ước tính ngân hàng số chi phí rẻ bằng 1/10 ngân hàng truyền thống. Thêm một ví dụ ở ngân hàng Ba Lan chỉ trong 3 năm có được 3 triệu khách hàng và trở thành ngân hàng lớn thứ 3 ở Ba Lan, tốc độ có được khách hàng bằng ngân hàng khác hoạt động trong vòng 20 năm. Điều đó chứng tỏ giá chi phí ngân hàng số là rẻ hơn”.

Cơ hội và thách thức với ngân hàng

TS Cấn Văn Lực – chuyên gia tài chính ngân hàng – chỉ ra rằng cách mạng công nghệ 4.0 sẽ có nhiều tác động chính tới ngành ngân hàng. Thứ nhất, công nghệ sẽ giúp hệ thống ngân hàng tiết giảm chi phí từ 30-80% tuỳ công việc. Thứ hai, hệ thống ngân hàng sẽ nâng năng lực cạnh tranh, kiểm soát chất lượng chính xác hơn, đặc biệt là quản trị rủi ro. Thứ ba, một số người lo ngại công nghệ sẽ làm giảm việc làm nhưng điều này không quá đáng ngại bởi khi đó ngân hàng có cơ hội tiếp cận cơ hội kinh doanh mới, tạo nhiều cơ hội nhiều việc làm mới như công nghệ thông tin, an ninh bảo mật. Thứ tư, tăng khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực, tham gia hệ sinh thái kinh tế điện tử kết hợp tài chính, y tế, bảo hiểm, du lịch, giáo dục, thương mại và kinh doanh BĐS. Hiện nay khi khách hàng muốn giao dịch với ngân hàng đều thông qua hệ thống ATM và phòng giao dịch. Tuy nhiên trong thời gian sắp tới các giao dịch sẽ được thực hiện bằng công nghệ số và người máy, 60% được thay thế các tác nghiệp thực hiện bằng tự động hoá và người máy.

TS Cấn Văn Lực cũng chỉ ra những thách thức với hệ thống ngân hàng là cần thay đổi về mô hình kinh doanh, mô hình tổ chức, mô hình quản trị, văn hoá kinh doanh. Về phía nguồn nhân lực, sẽ có sự cắt giảm và sàng lọc nhân sự, chỉ có những nhân sự chất lượng cao, chuyên gia CNTT thiếu và yếu, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng trình độ lao động cao hơn và khác đi. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng số và các công ty Fintech ngày càng tinh vi và khốc liệt hơn. Sự bùng nổ của tiền kỹ thuật số (bitcoin, onecoin…) sẽ tác động tới hệ thống thanh toán và thị trường tiền tệ và trở thành thách thức với hệ thống ngân hàng.

Một trong những trở ngại mà nhiều chuyên gia lo ngại đó là khi công nghệ phát triển thì vấn đề rủi ro công nghệ thông tin tăng, đặc biệt an ninh mạng, thanh toán, dữ liệu, vấn đề bảo mật. Thêm vào đó, ở Việt Nam hành lang pháp lý cho vấn đề này chưa hoàn chỉnh, khuôn khổ pháp lý còn chậm đã làm giảm cơ hội và tăng rủi ro pháp lý.

CÁC TIN KHÁC

Khởi động Techfest Việt Nam 2024

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Việt Nam 2024) lần thứ 10, khởi động từ tháng 4, hướng tới đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập khu vực, quốc tế.

Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM hoạt động năm nay

Tòa nhà trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM diện tích hơn 17.000 m2 hoàn thiện trên 90%, dự kiến đi vào hoạt động vào quý 3 hoặc quý 4 năm nay.

Mạng xã hội ‘make in Vietnam’ Vdiarybook chính thức ra mắt

Đây là mạng xã hội do người Việt kiến tạo, có máy chủ đặt tại Việt Nam và hoạt động vì người Việt Nam.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sản xuất rượu vang từ vỏ cà phê

Tận dụng vỏ cà phê bị loại bỏ trong quá trình chế biến, anh Nguyễn Khắc Biền và cộng sự đã sản xuất ra loại rượu vang có hương vị đặc trưng.

Cô gái 9x khởi nghiệp với đặc sản xứ Nghệ

Từng là giáo viên mầm non, Lương Thị Hường quyết định chuyển hướng sang kinh doanh rượu ống tre Lảu Thẻn Phà – một đặc sản ở miền Tây xứ Nghệ.

18 ý tưởng tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023

Chào mừng kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956-15/10/2023), ngày 8/10, Thành Đoàn-Hội LHTN Việt Nam TP.Vũng Tàu tổ chức cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023 với chủ đề 'Ngành thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu'.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.53) Hào Sĩ Phường (Thành phố Hồ Chí Minh): Chuyện đời trăm năm trong con hẻm nhỏ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tách biệt hoàn toàn với không khí ồn ào của phố thị, những ngôi nhà mang màu của thời gian, những nét văn hóa được gìn giữ qua hàng trăm năm ở con hẻm Hào Sĩ Phường đã đem đến một hình ảnh Sài Gòn đầy thi vị.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng (1874-2024) – Vươn ra biển lớn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.11

(nienlich.vn) Cảng Hải Phòng được thành lập năm 1874, đây là cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, với hệ thống thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu vận tải, thương mại quốc tế.

Di tích Thành cổ Quảng Trị (Quảng Trị) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.7) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Trong những thành cổ qua các triều đại phong kiến ở Việt Nam, Thành cổ Quảng Trị được nhắc đến nhiều nhất dù không phải là một kiến trúc đặc biệt. Nơi đây đã ghi dấu một trận chiến bi hùng của quân và dân ta, trở thành khúc tráng ca bất tử trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông.

Ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII

Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập công nghệ chuỗi khối và trí tuệ nhân tạo cho 1 triệu người tới 2023.