Trang chủ Tin khởi nghiệp Kiến thức khởi nghiệp Khởi nghiệp thành công vì giải quyết được nhu cầu thiết yếu...

Khởi nghiệp thành công vì giải quyết được nhu cầu thiết yếu của xã hội

Năm 2013, Antonie Poirson chứng kiến một kỹ sư đồng nghiệp bị thương khi đang làm việc. Bạn anh may mắn sống sót nhưng quá trình đưa đi cấp cứu gặp nhiều khó khăn, vì thời gian chờ xe cứu thương quá lâu mà lại không có nhân viên y tế nào ở đó để hỗ trợ.

Poirson không thể quên cảnh tượng ngày hôm ấy, đặc biệt qua cách anh kể thì “hệ thống y tế không hiệu quả và thiếu chuyên nghiệp chẳng làm được việc gì cả”.

Hai năm sau đó, năm 2015, tại trường INSEAD Paris, Poirson gặp được Prabhadeep Singh, một người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành y dược. Cả hai ngồi nói chuyện về những thiếu sót trong vấn đề chăm sóc sức khỏe tại Ấn Độ, đặc biệt là dịch vụ xe cứu thương khi phải mất hàng giờ đồng hồ mới đến được nơi bệnh nhân vì giao thông tồi tệ.

Khởi nghiệp thành công vì giải quyết được nhu cầu thiết yếu của xã hội - 1

Poirson nói: “Sáng kiến mang tính cách mạng để giải quyết tình trạng này của Prabhdeep cứ văng vẳng trong đầu tôi, bởi chính tôi cùng hàng triệu người dân khác cũng đang phải vật lộn với sự nghèo nàn của y tế mỗi ngày. Và cứ thế StanPlus ra đời”.

StanPlus hợp tác cùng 15 bệnh viện, hỗ trợ 2.500 giường bệnh cho bệnh nhân. Bằng cách ứng dụng hệ thống trực tuyến hiệu quả và định vị vị trí bằng vệ tinh, xe cứu thương sẽ nhanh chóng di chuyển đến vị trí người bệnh trong “thời khắc vàng” (một tiếng đồng hồ đầu tiên từ lúc nạn nhân bị thương cho đến khi được điều trị, trong khoảng thời gian này các biện pháp cấp cứu đạt hiệu quả cao nhất).

Hiện nay, StanPlus đã huy động được khoảng 300 xe cứu thương phục vụ cho mục đích y tế, đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp tại Hyderabad, Vijayawada và 8 tỉnh, thành phố lân cận.

Tăng tốc về phía trước

Ấn Độ đang phải đối mặt với sự thiếu hụt lớn về xe cứu thương: Theo ước tính, chỉ 3 xe cứu thương được sử dụng để đáp ứng nhu cầu cho 1.000 người. Và cứ 5 xe thì lại có 3 xe không thể hoạt động.

Ông Vaibhav Poddar, người quản lí dịch vụ xe cứu thương và cấp cứu của cơ sở y tế Max Healthcare tại Dehli cũng chia sẻ với báo Quarzt “có lẽ tạo ra các dịch vụ mới sẽ là con đường ngắn và dễ dàng hơn”. Tại Dehli, số lượng xe cứu thương thậm chí còn lớn hơn so với nhiều quốc gia đang phát triển, nhưng rất ít xe được trang bị đầy đủ thiết bị, nhân viên theo tiêu chuẩn để cứu người.

Khởi nghiệp thành công vì giải quyết được nhu cầu thiết yếu của xã hội - 2

Đó chính là những vấn đề mà StanPlus đang nỗ lực giải quyết. Mỗi xe cứu thương trong tập hợp 300 xe của công ty sẽ được trang bị 3 lái xe cứng tay để luân phiên hoạt động trong 24 giờ, cùng với đó là các nhân viên y tế luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi.

Dịch vụ này huy động xe cứu thương từ các bệnh viện, các công ty tư nhân, các dịch vụ công, và 6 xe cứu hộ của công ty để hỗ trợ các bệnh nhân. Sau đó ứng dụng công nghệ về địa lý, phân tích dữ liệu về giao thông để định tuyến cho xe cứu thương đến đúng địa điểm khẩn cấp trong vòng 20 phút sau khi được gọi.

Hiện tại, công ty đang hướng tới mục tiêu giảm thời gian từ 20 phút xuống còn 12 phút.

Đường dây trợ giúp luôn sẵn sàng khi có yêu cầu. Thay vì sử dụng ứng dụng trên điện thoại, StanPlus chọn cách gọi trực tiếp tới trung tâm để chắc chắn rằng xe cứu thương đang trên đường tới. Trung bình mỗi ngày có 60 cuộc gọi yêu cầu tại mỗi thành phố, và mỗi cuộc gọi đều được trả lời nhanh nhất có thể, đảm bảo được phản hồi sau không quá 30 giây đổ chuông.

Trong trường hợp xe cứu thương của công ty được dùng để hỗ trợ các bệnh viện, phòng khám thì phí sẽ được lấy rất thấp. Phần lớn lợi nhuận có được là từ khách hàng. Khi có ai đó gọi xe thì họ có trách nhiệm trả tiền cho dịch vụ với mức giá từ 8 đô la, có khi lên đến 3.000 đô.

Singh cũng không ngần ngại chia sẻ về lợi nhuận khi phát triển dịch vụ này. Mỗi tháng số lượng cuộc gọi yêu cầu cũng như thu nhập của công ty tăng trung bình hơn 25%. Tính đến tháng 6 năm sau, dịch vụ hoạt động tại Hyderabad được dự đoán sẽ mang lại lợi nhuận cực cao cho StanPlus với hàng triệu đô la Mỹ có được từ những cuộc gọi yêu cầu của khách hàng.

Cụ thể hóa vấn đề

StanPlus luôn tìm cách hướng tới các dịch vụ mang tính thiết thực.

Khi một người phụ nữ được dự đoán có thể sinh con bất kì lúc nào trong vòng 10 ngày tới, chúng tôi hoàn toàn có thể sắp xếp một chiếc xe cứu thương đợi trong suốt 10 ngày đó”, Singh nói. Tương tự, những bệnh nhân quen thuộc có thể đặt xe theo lịch khám thường xuyên của họ.

Tại một quốc gia như Ấn Độ khi mà xe cứu thương không được trang bị đầy đủ và làm việc kém hiệu quả thì StanPlus thực sự là sự lựa chọn chất lượng. Công ty đảm bảo rằng các xe vận chuyển được vệ sinh hàng ngày, xông hơi diệt khuẩn hàng tuần và luôn dự trữ đầy đủ các thiết bị cứu hộ. Tất cả lái xe và nhân viên y tế đều tham gia đào tạo định kì.

Khởi nghiệp thành công vì giải quyết được nhu cầu thiết yếu của xã hội - 3

Việc tập trung vào những vấn đề cụ thể của StanPlus được nhiều tổ chức y tế đánh giá cao. Vài năm trở lại đây, có không ít các dịch vụ tương tự hình thành và phát triển cùng với StanPlus. Đầu năm nay, hệ thống Ambee của Uber đã ra mắt ứng dụng tập hợp và cung cấp xe cứu thương. Murgent của Tata tại Mumbai cũng đảm bảo rằng, xe cứu thương sẽ có mặt sau 9 phút kể từ lúc được gọi trong khu vực nội thành. Với những trường hợp không khẩn cấp, dịch vụ taxi y tế eSahai luôn sẵn sàng hỗ trợ tại Hyderabad và Visakhapanam. Hệ thống xe cứu thương của nhà nước cũng hoạt động tích cực tại nhiều khu vực.

Nhưng chỉ với hơn 1 nghìn đô la khởi đầu, StanPlus đã cho thấy các công ty khởi nghiệp vẫn có thể tạo được vị thế cho riêng mình nếu như có ý tưởng và hướng tới việc cung cấp một dịch vụ thiết yếu cho người dân của mình.

CÁC TIN KHÁC

Khởi động Techfest Việt Nam 2024

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Việt Nam 2024) lần thứ 10, khởi động từ tháng 4, hướng tới đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập khu vực, quốc tế.

Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM hoạt động năm nay

Tòa nhà trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM diện tích hơn 17.000 m2 hoàn thiện trên 90%, dự kiến đi vào hoạt động vào quý 3 hoặc quý 4 năm nay.

Mạng xã hội ‘make in Vietnam’ Vdiarybook chính thức ra mắt

Đây là mạng xã hội do người Việt kiến tạo, có máy chủ đặt tại Việt Nam và hoạt động vì người Việt Nam.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sản xuất rượu vang từ vỏ cà phê

Tận dụng vỏ cà phê bị loại bỏ trong quá trình chế biến, anh Nguyễn Khắc Biền và cộng sự đã sản xuất ra loại rượu vang có hương vị đặc trưng.

Cô gái 9x khởi nghiệp với đặc sản xứ Nghệ

Từng là giáo viên mầm non, Lương Thị Hường quyết định chuyển hướng sang kinh doanh rượu ống tre Lảu Thẻn Phà – một đặc sản ở miền Tây xứ Nghệ.

18 ý tưởng tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023

Chào mừng kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956-15/10/2023), ngày 8/10, Thành Đoàn-Hội LHTN Việt Nam TP.Vũng Tàu tổ chức cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023 với chủ đề 'Ngành thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu'.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Sự kiện chế biến và công diễn 120 món ăn từ Đẳng Sâm (Sâm dây Ngọc Linh) của UBND Huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức lập kỷ lục Việt Nam

(Kyluc.vn) - Sáng ngày 26/04/2024, trong khuôn khổ của hội thi “Ẩm thực dược liệu - Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh” lần thứ 2 do Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức tại Làng tái định cư Thôn Tu Thó (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã diễn ra Sự kiện chế biến và công diễn 120 món ăn từ Đẳng Sâm (Sâm dây Ngọc Linh) nhằm xác lập Kỷ lục Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.54) Làng đá Khuổi Ky (Cao Bằng): Làng đá cổ 400 năm nơi miền biên viễn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Bản đá Khuổi Ky thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, với những ngôi nhà sàn bằng đá mang dáng dấp cổ xưa, tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại cho vùng đất miền biên viễn.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Tiết mục múa xòe của thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tại chương trình tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V xác lập Kỷ lục Việt Nam

(kyluc.vn) Vào tối ngày 25/4/2024, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Chương trình Tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024. Cũng tại chương trình, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao kỷ lục: “Tiết mục múa xoè có số lượng thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tham gia biểu diễn chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đông nhất Việt Nam” cho Hội đồng Đội Trung ương.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tại Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thành đoàn Hải Phòng vừa phối hợp các đơn vị lựa chọn triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR360) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1868-2024) – 156 năm trân trọng tri thức – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.12

(nienlich.vn) Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các đô đốc, thống đốc. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử thư viện tiếp tục phát triển mạnh mẽ tới hôm nay cùng với nhiều tài liệu được số hóa.