Trang chủ Sống bằng sáng tạo Dịch vụ - Thiết kế Thế giới sáng tạo (156) Robot – công cụ đắc lực trong...

Thế giới sáng tạo (156) Robot – công cụ đắc lực trong cuộc chiến chống lại COVID-19

Tại Ấn Độ, quốc gia có số ca mắc Covid-19 cao thứ hai thế giới, một số bệnh viện đã bắt đầu sử dụng robot để kết nối bệnh nhân với người thân của họ và hỗ trợ nhân viên y tế ở tuyến đầu của đại dịch.

Công ty Invento Robotics có trụ sở tại Bangalore đã thiết kế ba con robot để thực hiện các nhiệm vụ từ khử trùng bề mặt đến trả lời các câu hỏi của bệnh nhân và thực hiện kết nối tư vấn video với bác sĩ.

Trong số tám mô hình mà công ty đã triển khai cho đến nay, mô hình phổ biến nhất là Mitra, có nghĩa là ‘bạn’ trong tiếng Hindi. Con rotbot này có thể nhớ lại tên và khuôn mặt của những bệnh nhân mà nó đã tương tác. Mitra thường đi lang thang trong bệnh viện một cách độc lập, giúp bệnh nhân kết nối với gia đình và bác sĩ thông qua camera và màn hình video gắn trước ngực.

Balaji Viswanathan, Giám đốc điều hành của Invento Robotics, cho biết: “Mitra đóng vai trò như trợ lý của y tá và bác sĩ. Thiết bị sẽ đọc các chỉ số y tế quan trọng và lưu trữ thông tin về các loại thuốc”.

Bệnh viện Yatharth ở thành phố Noida, miền bắc Ấn Độ đã triển khai hai con robot Mitra – một ở lối vào để sàng lọc các triệu chứng bệnh vi rút corona cho bệnh nhân và một trong phòng chăm sóc đặc biệt.

Giám đốc bệnh viện Kapil Tyagi chia sẻ: “Robot Mitra của chúng tôi giúp bệnh nhân kết nối với gia đình của họ và cho phép người nhà bệnh nhân nhìn vào bên trong khu vực cách ly thông qua video trực tuyến. Các bệnh nhân cảm thấy vui vẻ và tích cực bất cứ khi nào robot đến thăm họ”.

Ông Viswanathan cho biết Invento sử dụng hệ thống bảo mật rất tốt. Đối với các cuộc tư vấn chuyên sâu về y học từ xa, một hàng rào bảo vệ được thiết lập trong hệ thống để đảm bảo sự riêng tư cho bệnh nhân.

1

Nhân viên bệnh viện tại Bệnh viện Fortis ở Bangalore với "Mitra", một robot giúp sàng lọc bệnh nhân nhiễm vi rút corona. 

Được biết, Viswanathan và vợ Mahalakshmi Radhakrushnun chuyển đến Bangalore vào năm 2016 từ Boston, Mỹ, nơi Viswanathan đang hoàn thành chương trình Tiến sĩ về tương tác với người máy và Radhakrushnan đang làm việc trong lĩnh vực sản xuất. Họ muốn kết hợp kinh nghiệm của mình để tạo ra những con robot cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân. Tuy vậy, họ gặp phải nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng.

Viswanathan cho biết: “Hai năm trước, nhu cầu sử dụng robot để chăm sóc sức khỏe không cao. Khi vi rút corona tấn công, các bệnh viện cuối cùng đã hiểu những con robot như vậy cần thiết như thế nào". Ông chia sẻ thêm rằng việc sản xuất rô-bốt trong thời kỳ đại dịch là một thách thức lớn. Khi Ấn Độ lâm vào tình trạng đóng cửa vào tháng 3, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động và công ty của ông phải vật lộn để đảm bảo nguyên liệu từ các nhà cung cấp. Ông chia sẻ: “Đã có thời gian hoạt động sản xuất bị trì hoãn từ 3 đến 4 tháng”.

Mặc cho những khó khăn, công ty của ông vẫn tiếp tục phát triển và đang thực hiện sứ mệnh cải thiện dịch vụ chăm sóc bệnh nhân.

rb

Rotbot đóng vai trò rất lớn trong cuộc chiến chống COVID tại Ấn Độ 

Ấn Độ đã có hơn 8 triệu trường hợp nhiễm vi rút corona và hơn 120.000 trường hợp tử vong. Các bệnh viện đã phải vật lộn để đối phó với tình trạng này và Invento không phải là công ty robot duy nhất đang giúp đỡ.

Milagrow Robotics – một công ty chuyên về robot dọn dẹp nhà cửa – thử nghiệm 5 con robot lau nhà hình người đến các bệnh viện Ấn Độ trong thời gian đại dịch xảy ra. Một công ty khác có trụ sở tại Kerala đã tạo ra một loại robot để phân phát thuốc và dọn dẹp, khử trùng bệnh viện.

Nguồn: https://sohuutritue.net.vn/robot-cong-cu-dac-luc-trong-cuoc-chien-chong-lai-covid-19-d93759.html

CÁC TIN KHÁC

Khung xương robot hỗ trợ người đột quỵ phục hồi chức năng

Khung xương robot là một sáng kiến đột phá của nhóm các nhà khoa học Khu công nghệ cao TPHCM.

Robot dạy tiếng Anh của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự

Robot dạy tiếng Anh là sản phẩm của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự có thể nói chuyện, cử động tự nhiên, tương tác với học sinh.

Sinh viên chế tạo máy làm ống hút từ cỏ sậy

Nhóm sinh viên Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội vừa phát triển và sản xuất thành công máy chế tạo ống hút organic.

Sản phẩm hỗ trợ tăng trí nhớ từ dược liệu quý sẵn có

Cao dược liệu hương nhu tía và rau sam đắng là thành phần chính của sản phẩm hỗ trợ tăng cường trí nhớ, bảo vệ sức khỏe.

Công nghệ giúp gia tăng giá trị cho củ gừng

Đối với gừng, việc sử dụng công nghệ chiết xuất CO2 lỏng sẽ giúp thu được những thành phần hoạt chất chất lượng cao, có hoạt tính sinh học quý.

Tiến sĩ chế tạo thiết bị thăm dò hiệu suất chip thế hệ mới

TS Lê Xuân Lực, 34 tuổi, cùng cộng sự phát triển thành công đầu dò loại nhiều chân cho phép tiếp xúc nhiều điểm có thể đo hiệu suất chip chính xác hơn.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.47) Tháp Pô Sah Inư (Bình Thuận): Vẻ đẹp tháp cổ trên đồi Bà Nài – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, tháp Po Sah Inư vẫn đứng sừng sững, trầm mặc với vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của tháp, du khách còn được nghe kể về thiên tình sử đẫm lệ của nàng công chúa vương quốc Chăm Pa xưa.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Air New Zealand công bố chặng bay đầu tiên sử dụng máy bay điện

Việc sử dụng máy bay điện Beta ALIA là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của hãng hàng không Air New Zealand nhằm giảm khí thải nhà kính.

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Khu di tích Chiến trường Điện Biên Phủ (Điện Biên) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã để lại cho mảnh đất Điện Biên Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, đây là một di tích có ý nghĩa giá trị lịch sử lớn lao đối với dân tộc Việt Nam cũng như đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, có giá trị rất lớn về lịch sử, văn hóa, xã hội và khoa học. Hằng năm, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách từ mọi miền đến tìm hiểu, tham quan và nghiên cứu những chứng tích còn lại của chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.45) Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh): Nơi khắc ghi dấu ấn lịch sử của thành phố – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc đặc sắc, một di tích lịch sử đặc biệt và là biểu tượng của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đây còn là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước.