Trang chủ Sống bằng sáng tạo Khoa học công nghệ 'Hô biến' phụ phẩm nông nghiệp thành sản phẩm thân thiện với...

‘Hô biến’ phụ phẩm nông nghiệp thành sản phẩm thân thiện với môi trường

Bằng các cách làm khác nhau, nhiều HTX, hộ gia đình biến rác thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp và chất thải thông thường thành các sản phẩm có ích, đem lại giá trị cao. Việc làm này vừa giúp hạn chế lượng chất thải phát sinh, hạn chế chất thải chôn lấp xuống đất, góp phần làm sạch môi trường sinh thái, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư sản xuất nông nghiệp.

Theo tính toán của PGS.TS Mai Văn Trịnh, Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp, hằng năm phần sinh khối phụ phẩm từ các cây trồng chính như lúa, ngô, mía, rau các loại có thể cung cấp tương đương với khoảng 43,4 triệu tấn hữu cơ, 1,86 triệu tấn đạm urê, 1,68 triệu tấn supe lân đơn và 2,23 triệu tấn kali sulfat.

Nguồn nguyên liệu tỷ đô

Đây được coi là con số khổng lồ để bù đắp lại dinh dưỡng trong đất và sử dụng cho cây trồng trong canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, các phần dinh dưỡng này gần như bị bỏ phí và chưa có các cơ chế khuyến khích để tái sử dụng.

Trong khi đó, chi phí để xử lý các phế phụ phẩm trong nông nghiệp hiện nay vẫn còn lớn so với thu nhập của nông dân, dẫn tới thực trạng mất đi lượng hữu cơ và dinh dưỡng cây trồng khổng lồ, gây ô nhiễm nguồn nước và không khí, còn đất trồng ngày càng bị thiếu hụt hữu cơ, thoái hóa trầm trọng.

Chất thải trồng trọt có thể tận dụng tái sử dụng, xử lý trở thành nguồn hữu cơ có giá trị .

Một tồn tại rất lớn trong vấn đề tuần hoàn phụ phẩm nông nghiệp là mối liên hệ giữa trang trại/người trồng trọt và trang trại/người chăn nuôi rất lỏng lẻo, thậm chí không có mối liên hệ gì.

Hầu hết các trang trại chăn nuôi thì không trồng trọt, trang trại trồng trọt thì không có chăn nuôi. Vì thế, chất thải của chăn nuôi không được sử dụng cho trồng trọt, trở nên dư thừa, phải thải bỏ, gây ô nhiễm môi trường.

Đánh giá của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho thấy, lượng chất thải từ lúa chiếm tới 50% chất khô, nghĩa là cứ sản xuất ra 1 tấn thóc thì lượng phụ phẩm từ lúa cũng tương đương là 1 tấn, khoảng 10-12 tấn phụ phấm/ha, sản xuất 1 tấn ngô thì lượng phụ phẩm là 1,2 tấn thân ngô, sản xuất 1ha lạc phát thải 11 tấn thân cây lạc, 1ha sắn phát thải 7 tấn ngọn và lá sắn tươi.

Với diện tích trồng trọt hiện tại, kết quả ước tính lượng phụ phẩm từ trồng trọt vào khoảng 61,43 triệu tấn phụ phẩm (gồm 39,9 triệu tấn rơm rạ, 7,99 triệu tấn trấu, 4,45 triệu tấn bã mía, 1,2 triệu tấn thân lá mía, 4,43 triệu tấn thân lõi ngô).

Như vậy, có thể thấy rằng khả năng phát sinh phụ phẩm từ trồng trọt là rất lớn sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường do quá trình phân hủy, sử dụng sai mục đích hoặc đốt đồng tràn lan khi vệ sinh đồng ruộng.

Trong thực tế cho thấy nguồn hữu cơ từ chất thải trồng trọt có thể tận dụng tái sử dụng, xử lý trở thành nguồn hữu cơ có giá trị vừa đảm bảo vệ sinh môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho nông dân nông thôn.

Cũng theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), các phụ phẩm từ thủy sản có thể chế biến ra các sản phẩm với giá trị rất cao như: Tách chiết các hợp chất sinh học cho công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm như tách chiết chitin, chitosan từ vỏ tôm, collagen và gelatin từ da cá tra… thường ở các nhà máy hiện đại đầu tư công nghệ cao; làm thức ăn cho chăn nuôi như bột protein, dầu cá, dịch protein thủy phân…, hoặc làm phân bón hữu cơ.

Song, ngành chế biến phụ phẩm thủy sản ở nước ta mới đạt khoảng 281 triệu USD năm 2021, nhưng nếu khai thác hết nguồn phụ phẩm gần 1 triệu tấn của ngành thủy sản bằng các công nghệ cao thì có thể thu về 4 – 5 tỷ USD.

Lợi ích từ những thứ bỏ đi

Từ phụ phẩm nông nghiệp bỏ đi, ông Lý Minh Hùng, Giám đốc HTX Liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản sạch Thanh Bình, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã nghiên cứu và tổ chức sản xuất thành công bẹ chuối sấy khô xuất khẩu.

Trước đây, nông dân sau khi thu hoạch chuối phải tốn tiền thuê nhân công chặt bỏ cây chuối thì nay họ có thể trực tiếp bán cây chuối tươi hoặc bỏ công tách bẹ chuối, phơi khô bán cho HTX thu về hàng chục triệu đồng/năm.

Xử lý phụ phẩm từ cây chuối thành mùn hữu cơ để bón cho cây trồng.

Sản phẩm bẹ chuối khô của HTX đã được xuất khẩu sang châu Âu, Nhật Bản… Xơ, sợi chuối từ bẹ chuối khô là nguyên liệu làm được rất nhiều mặt hàng thủ công thân thiện với môi trường được thị trường thế giới ưa chuộng nên tiềm năng còn rất lớn.

Ông Lý Minh Hùng, Giám đốc HTX Liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản sạch Thanh Bình cho biết: “HTX đang tiếp tục đa dạng các sản phẩm chế biến hướng đến quy trình chế biến khép kín hầu như không bỏ một bộ phận nào của cây chuối nhằm giúp tăng giá trị của cây trồng này.

Trong năm 2022, HTX Liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản sạch Thanh Bình đã xuất được 5 chuyến hàng với khối lượng khoảng 15 tấn bẹ chuối sấy khô. Ngoài ra, còn một lượng lớn bẹ chuối sấy khô đang chờ xuất khẩu trong thời gian tới. HTX tạo được việc làm cho khoảng 60 lao động địa phương, trong đó khoảng 30 nhân công làm bẹ chuối.

“Tôi đọc nhiều và biết một số nông dân ở Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản đã sử dụng bẹ chuối thành sản phẩm có ích cho cộng đồng. Tôi trăn trở, mình sống ở “thủ phủ” chuối, nguyên liệu sẵn có, nhân công không thiếu thì tội gì lãng phí tài nguyên, việc làm của HTX vừa đem lại doanh thu ổn định, vừa góp phần bảo vệ môi trường”, ông Hùng nói.

Còn tại huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng, HTX Nông Lâm Thủy Hải Sản Nam Việt được chính quyền địa phương đánh giá cao về giải pháp góp phần bảo vệ môi trường với việc xử lý phụ phẩm từ cây chuối thành mùn hữu cơ để bón cho cây trồng.

Không chỉ quan tâm mở rộng sản xuất, kinh doanh, HTX còn chú trọng công tác bảo vệ môi trường. Trước đây, sau khi hoa màu, chuối được thu hoạch, sản phẩm thải như lá cây, thân chuối… sẽ được bà con chặt vứt khắp các kênh mương gây ô nhiễm nguồn nước. Nay, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, HTX triển khai dự án ủ các sản phẩm thải trong trồng trọt để tạo mùn hữu cơ, mang bón trực tiếp cho những vụ canh tác sau, hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón hóa học.

Anh Phạm Văn Quyên, Giám đốc HTX Nam Việt cho biết: Nếu không có công nghệ xử lý phụ phẩm từ cây chuối sẽ dẫn tới ô nhiễm môi trường và giảm tuổi thọ của cây chuối. Nếu lượng phụ phẩm này được chế biến phối hợp với chất thải từ chăn nuôi gà, lợn; các chất phụ gia cần thiết để tạo ra mùn hữu cơ chuyên dùng cho cây trồng thì rất tốt cho cây, đồng thời bảo vệ môi trường. Do đó, HTX đã học hỏi, tìm tòi ứng dụng chế phẩm vi sinh Compost maker sản xuất mùn hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp.

Vòng đời của cây chuối thường kéo dài gần một năm. HTX đã và đang tiến hành thu gom, ủ mùn đối với 15ha chuối vào nhiều đợt khác nhau. Trung bình một lần thường ủ khoảng 150 tấn sản phẩm thải, kéo dài khoảng 6 tháng sẽ cho thành phẩm. Sản phẩm của dự án là mùn hữu cơ sinh học, mùn hữu cơ chuyên bón lót cho cây chuối và các loại cây trồng khác.

Có thể thấy, việc thu gom, xử lý, chế biến và sử dụng hiệu quả phế, phụ phẩm nông nghiệp có ý nghĩa to lớn đối với bảo vệ môi trường, duy trì sự đa dạng sinh học, thúc đẩy nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn… đem lại lợi ích kinh tế cho nông dân, HTX.

Thời gian tới, ngành nông nghiệp cần tập trung để khai thác được hết tiềm năng lợi thế từ phụ phẩm nông nghiệp. Phải xác định, phụ phẩm nông nghiệp không phải thứ bỏ đi, mà đầu ra của lĩnh vực sản xuất này sẽ là đầu vào của lĩnh vực sản xuất khác, mang lại giá trị cao hơn và tạo thành chuỗi nông nghiệp tuần hoàn.

Theo VNBusiness

CÁC TIN KHÁC

Sản phẩm hỗ trợ tăng trí nhớ từ dược liệu quý sẵn có

Cao dược liệu hương nhu tía và rau sam đắng là thành phần chính của sản phẩm hỗ trợ tăng cường trí nhớ, bảo vệ sức khỏe.

Công nghệ giúp gia tăng giá trị cho củ gừng

Đối với gừng, việc sử dụng công nghệ chiết xuất CO2 lỏng sẽ giúp thu được những thành phần hoạt chất chất lượng cao, có hoạt tính sinh học quý.

Tiến sĩ chế tạo thiết bị thăm dò hiệu suất chip thế hệ mới

TS Lê Xuân Lực, 34 tuổi, cùng cộng sự phát triển thành công đầu dò loại nhiều chân cho phép tiếp xúc nhiều điểm có thể đo hiệu suất chip chính xác hơn.

Sáng chế mới trong bảo quản hạt cà phê

Với mong muốn ứng dụng các công nghệ tiên tiến giải quyết công đoạn làm khô hạt giống khi gặp tình trạng mưa dài ngày, giúp cho việc sản xuất hạt giống cà phê được nhanh chóng, kịp thời, tăng hiệu quả kinh doanh của đơn vị sản xuất, ThS Phạm Văn Thao (Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên) cùng cộng sự đã nghiên cứu, hoàn thiện công trình khoa học 'Ứng dụng công nghệ sấy nhiệt độ, ẩm độ thấp và giải pháp kiểm soát ẩm độ, nhiệt độ kho để bảo quản hạt giống cà phê trong thời gian dài'.

Mỹ phát triển robot lặn biển phục vụ cứu hộ, khảo sát và giám sát dưới nước

Công ty Greensea IQ (Mỹ) vừa cho ra mắt loại robot thông minh chuyên hoạt động trong những môi trường biển nhiều thách thức.

Gạo lai thịt bò có thể giải quyết khủng hoảng lương thực

Các nhà khoa học ở Đại học Yonsei, Seoul, phát triển loại thức ăn bền vững mới là gạo lai thịt bò, giúp giải quyết khủng hoảng lương thực và biến đổi khí hậu.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.26) Cầu ngói chợ Lương (Nam Định): Biểu tượng lịch sử văn hóa xứ Thành Nam – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) “Ai qua Cầu Ngói Chợ Lương/Ghé thăm Mỹ nghệ Hải Minh làng nghề” Với hơn 500 năm tuổi, cầu ngói Chợ Lương vẫn giữ trọn vẹn được nét đẹp xưa cũ, với kiến trúc độc nhất vô nhị theo chiều dài lịch sử. Đây chính là niềm tự hào, tự tôn của người dân Hải Hậu nói riêng và cả mảnh đất Nam Định nói chung.

Kim cương có thực sự vĩnh cửu?

Kim cương luôn được quảng cáo là loại trang sức vĩnh cửu, tượng trưng cho tình yêu, nhưng thực tế những lời đó là sản phẩm của marketing từ thế kỷ trước.

Anh phát triển vaccine ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Theo phóng viên tại London, các nhà khoa học tại Anh đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca để phát triển một loại vaccine đầu tiên trên thế giới có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi ở những người có nguy cơ cao.

Tỷ phú Ấn Độ xây nhà máy điện sạch lớn nhất thế giới

Một tỷ phú Ấn Độ đang xây nhà máy điện lớn nhất thế giới diện tích gấp 5 lần Paris, có thể nhìn thấy từ vũ trụ, đáp ứng nhu cầu điện của 16 triệu hộ gia đình.

Cáp treo Bà Nà (Đà Nẵng) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cáp treo Bà Nà đánh dấu một thập kỷ của một trong những khu du lịch hàng đầu Việt Nam, đánh thức vùng Núi Chúa vốn chìm trong quên lãng nhiều thập kỷ, đưa Bà Nà nói riêng, Đà Nẵng nói chung trở thành một trong những "điểm phải đến trên thế giới".

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.25) Tháp Nhạn (Phú Yên): Chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua cả ngàn năm lịch sử, bất chấp thăng trầm thời gian, Tháp Nhạn vẫn sừng sững trên sườn núi Nhạn, tiếp tục kể câu chuyện về Bà Thiên Y A Na, về hành trình khai phá và phát triển mảnh đất Phú Yên của người Chăm cũng như người Việt.