Trang chủ Sống bằng sáng tạo Khoa học công nghệ Tiến sĩ Khí tượng học nhận bằng sở hữu trí tuệ...

[Sáng tạo Việt] Tiến sĩ Khí tượng học nhận bằng sở hữu trí tuệ máy rửa tay sát khuẩn tự động

Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN vừa có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ sáng chế Thiết bị rửa tay tự động có thể nhắc nhở mọi người thực hiện rửa tay.
TS Nguyễn Văn Hiếu- bìa phải khi tặng máy rửa tay thông minh cho bệnh viện Quận 9, TPHCMTS Nguyễn Văn Hiếu- bìa phải khi tặng máy rửa tay thông minh cho bệnh viện Quận 9, TPHCM

Công trình nghiên cứu được bảo hộ quyền sở hữu trên thuộc về TS Nguyễn Văn Hiếu-Trưởng bộ môn Vật Lý, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM.

TS Nguyễn Văn Hiếu là chuyên gia về Khí tượng học, tuy nhiên ông rất đam mê nghiên cứu ứng dụng, đặc biệt là các ứng dụng mang tính thiết thực và gần gũi với đời sống thường ngày.

Ngay từ đợt dịch thứ 2 bắt đầu vào đầu năm 2020, TS Nguyễn Văn Hiếu trăn trở với nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch Covid-19, đã nghiên cứu chế tạo thành công nước rửa tay diệt khuẩn Nano bạc để tặng miễn phí cho các trường đại học và các khu cách ly tập trung.

Đến tháng 4/2020, khi TPHCM tạm khống chế được dịch và trở lại trạng thái bình thường mới, TS Nguyễn Văn Hiếu vẫn không thôi trăn trở nghiên cứu và chế tạo ra máy rửa tay diệt khuẩn tự động để đặt tại các bệnh viện, trung tâm thương mại và nơi cộng cộng nhằm đảm bảo nguyên tắc phòng chống dịch của Bộ Y tế. 

Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN công nhận quyền sở hữu trí tuệ sáng chế của TS Hiếu

 

Sau hơn 1 tháng tự nghiên cứu, TS Hiếu đã chế tạo thành công máy rửa tay thông minh diệt khuẩn, phòng dịch covid-19.

Điểm đặc biệt của chiếc máy này là nó có chức năng nhận diện, cảm biến thông minh nên khi đặt trước cửa cơ quan, siêu thị, ngân hàng, hay trường học… chỉ cần người đi qua nơi đặt máy, máy sẽ nhận biết và phát ra tín hiệu (tiếng kêu và giọng nói: xin mời anh chị đến rửa tay).

Khi người đến rửa tay, chỉ cần giơ bàn tay dưới vòi nước (bộ phận cảm biến và nhận biết) sẽ phun ra một lượng dung dịch rửa tay (dung dịch diệt khuẩn nano bạc) vừa đủ để người sử dụng rửa tay sát khuẩn. Sau khi người dùng rửa tay xong, máy sẽ tự động ngắt.

Chia sẻ về niềm vui được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học & Công nghệ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nghiên cứu của mình, TS Nguyễn Văn Hiếu cho biết anh vô cùng hạnh phúc sau hơn 1,5 năm nộp hồ sơ và chờ đợi.

“Tôi vui không phải vì nghiên cứu của mình đã được công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mà điều làm tôi hạnh phúc nhất chính là những gì tôi làm, cố gắng suốt thời gian qua đã được thừa nhận”- TS Hiếu nói. 

Ngoài các nghiên cứu vì cộng đồng, TS Nguyễn Văn Hiếu cũng được biết đến là nhà khoa học nhiều tâm huyết. Anh từng ra tận quần đảo Trường Sa vào năm 2014 để lắp đặt hệ thống quan trắc khí tượng tự động nhằm nghiên cứu môi trường tại nơi đây, qua đó phát triển hệ thống cây rau, phù hợp cho chiến sĩ, người dân trên đảo.

TS Nguyễn Văn Hiếu trong một giờ lên lớp của mình khi TPHCM chưa bùng phát dịch

 

Không chỉ giỏi nghiên cứu, TS Hiếu còn khá nhanh nhạy trong việc thích nghi với thị trường, xây dựng thương hiệu và làm marketing.

Anh chính là người phát triển và nâng tầm thương hiệu các sản phẩm của đội ngũ thầy cô giáo Trường ĐH Nông Lâm TPHCM như: “Nấm Linh chi Nông Lâm”, “Đông trùng hạ thảo Nông Lâm”, “Gạo mầm”, “Bột dinh dưỡng chùm ngây”… Những sản phẩm kể trên hiện có chỗ đứng vững chắc trên thị trường nhờ hệ thống phân phối phủ khắp toàn quốc. 

Theo Giáo Dục Thời Đại

 

CÁC TIN KHÁC

Khung xương robot hỗ trợ người đột quỵ phục hồi chức năng

Khung xương robot là một sáng kiến đột phá của nhóm các nhà khoa học Khu công nghệ cao TPHCM.

Robot dạy tiếng Anh của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự

Robot dạy tiếng Anh là sản phẩm của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự có thể nói chuyện, cử động tự nhiên, tương tác với học sinh.

Sinh viên chế tạo máy làm ống hút từ cỏ sậy

Nhóm sinh viên Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội vừa phát triển và sản xuất thành công máy chế tạo ống hút organic.

Sản phẩm hỗ trợ tăng trí nhớ từ dược liệu quý sẵn có

Cao dược liệu hương nhu tía và rau sam đắng là thành phần chính của sản phẩm hỗ trợ tăng cường trí nhớ, bảo vệ sức khỏe.

Công nghệ giúp gia tăng giá trị cho củ gừng

Đối với gừng, việc sử dụng công nghệ chiết xuất CO2 lỏng sẽ giúp thu được những thành phần hoạt chất chất lượng cao, có hoạt tính sinh học quý.

Tiến sĩ chế tạo thiết bị thăm dò hiệu suất chip thế hệ mới

TS Lê Xuân Lực, 34 tuổi, cùng cộng sự phát triển thành công đầu dò loại nhiều chân cho phép tiếp xúc nhiều điểm có thể đo hiệu suất chip chính xác hơn.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.47) Tháp Pô Sah Inư (Bình Thuận): Vẻ đẹp tháp cổ trên đồi Bà Nài – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, tháp Po Sah Inư vẫn đứng sừng sững, trầm mặc với vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của tháp, du khách còn được nghe kể về thiên tình sử đẫm lệ của nàng công chúa vương quốc Chăm Pa xưa.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Air New Zealand công bố chặng bay đầu tiên sử dụng máy bay điện

Việc sử dụng máy bay điện Beta ALIA là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của hãng hàng không Air New Zealand nhằm giảm khí thải nhà kính.

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Khu di tích Chiến trường Điện Biên Phủ (Điện Biên) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã để lại cho mảnh đất Điện Biên Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, đây là một di tích có ý nghĩa giá trị lịch sử lớn lao đối với dân tộc Việt Nam cũng như đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, có giá trị rất lớn về lịch sử, văn hóa, xã hội và khoa học. Hằng năm, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách từ mọi miền đến tìm hiểu, tham quan và nghiên cứu những chứng tích còn lại của chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.45) Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh): Nơi khắc ghi dấu ấn lịch sử của thành phố – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc đặc sắc, một di tích lịch sử đặc biệt và là biểu tượng của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đây còn là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước.