Trang chủ Sống bằng sáng tạo Khoa học công nghệ Phát triển thành công da điện tử thông minh giúp phát...

[Thế giới sáng tạo] Phát triển thành công da điện tử thông minh giúp phát hiện sớm một số bệnh

Da điện tử thông minh kể trên do các nhà nghiên cứu tại Technion và Học viện Đại học Kinneret phối hợp với các nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Tây An và Đại học quốc lập Trung Sơn cùng phát triển. Nhóm nghiên cứu cho biết tấm da nhân tạo này có chức năng như một hệ thống cảm biến khoác trên người, chất liệu bền, nhẹ, thoáng khí.

Theo các nhà nghiên cứu, hệ thống cảm biến này có thể phát hiện những chuyển động co rút và vặn xoắn với độ chính xác cao, có thể sử dụng để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp, rối loạn vận động, bệnh Parkinson… Thiết bị cũng có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng của các bệnh nhân chấn thương do tai nạn và tích hợp với các chi giả dưới dạng mô cơ hoặc da.

Các nhà nghiên cứu cho biết tấm da nhân tạo này cũng có thể hữu ích trong lĩnh vực phát triển robot cũng như nhiều lĩnh vực khác. “Các loại vật liệu để phát triển da điện tử rất rẻ, vì vậy thiết bị cảm biến cũng không đắt. Giá cả là một yếu tố rất quan trọng nếu chúng ta muốn mang lại lợi ích cho hàng triệu người trên toàn thế giới”, các nhà nghiên cứu khẳng định.

Ảnh minh họa

 

Trước đó, các nhà khoa học Mỹ và Hàn Quốc cũng đã chế tạo một lớp da điện tử nhiều chức năng, mỗi lớp họ đều khắc hoa văn hình quả tạ. Các lớp của da nhân tạo này bao gồm một mảng cảm biến bán dẫn siêu mỏng để theo dõi nhiệt độ, sự cấp nước cho cơ thể, mức tiếp xúc với tia cực tím của cơ thể và có sức căng cơ học.

Mảng cảm biến được kẹp giữa 2 màng bảo vệ mỏng, tất cả đều phủ một lớp keo polymer dính. “Da điện tử này giống như da người, có thể co giãn, mềm mại và mồ hôi có thể thấm qua da”, ông Yeon cho hay.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm da điện tử trên bằng cách dán nó vào cổ tay của một tình nguyện viên trong hơn một tuần. Trong suốt giai đoạn này, da điện tử đó đã đo nhiệt độ, đo mức độ cấp nước cho cơ thể, đo mức độ tiếp xúc với tia cực tím và đo mạch của anh ta một cách đáng tin cậy ngay cả trong các hoạt động tiết nhiều mồ hôi như chạy bộ và ăn một bữa ăn cay.

Thiết kế của nhóm cũng phù hợp với da người khi được dán vào. Tình nguyện viên được yêu cầu cau mày liên tục trong khi đổ nhiều mồ hôi. Trong khi đó các thiết kế da điện tử khác đều thiếu khả năng thấm mồ hôi và dễ dàng bong khỏi da.

Về bản chất, da điện tử nói trên là miếng dán cảm biến có thể theo dõi sức khỏe của một người mà không bị hỏng hay bong tróc. Việc phát triển thành công da điện tử được cho là bước tiến để có được làn da thông minh tồn tại lâu dài, giúp theo dõi chỉ số hàng ngày hoặc sự tiến triển của bệnh ung thư da và các tình trạng khác.
CÁC TIN KHÁC

Khung xương robot hỗ trợ người đột quỵ phục hồi chức năng

Khung xương robot là một sáng kiến đột phá của nhóm các nhà khoa học Khu công nghệ cao TPHCM.

Robot dạy tiếng Anh của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự

Robot dạy tiếng Anh là sản phẩm của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự có thể nói chuyện, cử động tự nhiên, tương tác với học sinh.

Sinh viên chế tạo máy làm ống hút từ cỏ sậy

Nhóm sinh viên Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội vừa phát triển và sản xuất thành công máy chế tạo ống hút organic.

Sản phẩm hỗ trợ tăng trí nhớ từ dược liệu quý sẵn có

Cao dược liệu hương nhu tía và rau sam đắng là thành phần chính của sản phẩm hỗ trợ tăng cường trí nhớ, bảo vệ sức khỏe.

Công nghệ giúp gia tăng giá trị cho củ gừng

Đối với gừng, việc sử dụng công nghệ chiết xuất CO2 lỏng sẽ giúp thu được những thành phần hoạt chất chất lượng cao, có hoạt tính sinh học quý.

Tiến sĩ chế tạo thiết bị thăm dò hiệu suất chip thế hệ mới

TS Lê Xuân Lực, 34 tuổi, cùng cộng sự phát triển thành công đầu dò loại nhiều chân cho phép tiếp xúc nhiều điểm có thể đo hiệu suất chip chính xác hơn.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Quần thể di tích hồ Gươm – đền Ngọc Sơn (Hà Nội) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với người dân Hà Nội, Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn là niềm tự hào. Còn với người dân ở các tỉnh, thành phố khác thì từ lâu hình ảnh Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn đã gần như trở thành 1 biểu tượng của Hà Nội. Không những thế đây còn là một điểm đến chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của thủ đô, là nơi mà bất kỳ du khách nào cũng phải ghé thăm khi đến với Hà Nội. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn bao gồm hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn và khu tưởng niệm vua Lê.

Khởi động Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 với nhiều điểm mới

Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 (VCA 2024) bên cạnh 7 hạng mục giải thưởng đã được công bố từ VCA 2023, năm 2024 Ban tổ chức đã bổ sung thêm hạng mục thứ 8.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.47) Tháp Pô Sah Inư (Bình Thuận): Vẻ đẹp tháp cổ trên đồi Bà Nài – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, tháp Po Sah Inư vẫn đứng sừng sững, trầm mặc với vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của tháp, du khách còn được nghe kể về thiên tình sử đẫm lệ của nàng công chúa vương quốc Chăm Pa xưa.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Air New Zealand công bố chặng bay đầu tiên sử dụng máy bay điện

Việc sử dụng máy bay điện Beta ALIA là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của hãng hàng không Air New Zealand nhằm giảm khí thải nhà kính.

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.