Trang chủ Sống bằng sáng tạo Sách 'Việt Nam sử lược' hay thái độ của trí thức với tri...

‘Việt Nam sử lược’ hay thái độ của trí thức với tri thức

Được in lần đầu tiên năm 1920, qua nhiều lần tái bản, "Việt Nam sử lược" là bộ sử đầu tiên của nước ta viết bằng chữ Quốc ngữ.

Đầu những năm 20 của thế kỉ XX, đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam đang bước những bước cuối của giai đoạn giao thời để chuyển sang thời hiện đại.

Trong bối cảnh đó, việc tổng kết các giá trị văn hóa, văn học trở thành một trách nhiệm tinh thần cho những trí thức tự nhiệm được thụ hưởng cả hai nền giáo dục Hán học và Tây học. Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim là một công trình ra đời trong bối cảnh và sự đòi hỏi như thế.

Được in lần đầu tiên năm 1920, qua nhiều lần tái bản, Việt Nam sử lượclà bộ sử đầu tiên của nước ta viết bằng chữ Quốc ngữ. Ngoài phần Tựa,Nước Việt NamTổng kết và Niên biểu, công trình chia thành 5 quyển:Thượng cổ thời đạiBắc thuộc thời đạiTự chủ thời đại (Thời kì thống nhất), Tự chủ thời đại (Thời kì phân tranh: 1533 – 1788)Cận đại thời đại(Nhà Nguyễn: 1802 – 1945).

Tới năm 1954, Việt Nam sử lược được Nhà xuất bản Tân Việt tái bản, được chính tác giả chỉnh sửa trước khi mất. Năm 2016, công trình này được tái bản trên cơ sở bản in của Nhà xuất bản Tân Việt có kèm theoMấy lời nói đầu cho cuốn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim do ái nữ của tác giả là Trần Thị Diệu Chương chấp bút.

Là người thấu hiểu điểm dừng của các bộ sử thời trung đại, Trần Trọng Kim phê phán cách làm sử không quan tâm đến “sự tiến hóa của nhân dân trong nước”; phê phán chuyện người xưa chỉ học sử Tàu mà không học sử Việt; phê phán nền giáo dục không gắn với quốc văn (dẫu ông không phải là người đầu tiên khởi xướng những ý tưởng này).Thừa hưởng cả hai nền giáo dục Hán học và Tây học, Trần Trọng Kim thuộc lớp học giả khai sơn phá thạch của nước ta, phải xử lý cả kho tư liệu chữ Hán và chữ Pháp để viết nên công trình Việt Nam sử lược.

Từ khởi điểm đó, công trình của ông đã thoát ly được những bình luận mang màu sắc ngụ bao biếm của sử bút Xuân Thu nhưng cũng kế thừa được sự tích cực của sử cũ khi nhìn các triều đại theo mạch “Văn trị” và “Võ công”.

Nhân viết sử, ông “đem ý kiến riêng của mình mà bàn với độc giả” bởi ông cho rằng “sử là của chung cả quốc dân, chứ không phải riêng cho một nhà một họ nào”. Với ông, “sử là sách không những là chỉ để ghi chép những công việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên những công việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vận hội trị loạn của một nước, những trình độ tiến hóa của một dân tộc”.

'Viet Nam su luoc' hay thai do cua tri thuc voi tri thuc hinh anh 1
Tác phẩm Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim ấn bản năm 2016.

Ở vào thời kỳ chữ Quốc ngữ đã có một lượng người dùng nhất định trong xã hội, Trần Trọng Kim viết ra bộ Việt Nam sử lược để “ai ai cũng có thể xem được sử, ai ai cũng có thể hiểu được chuyện, khiến cho sự học sử của người mình được tiện lợi hơn trước”.

Ông đã làm chính trị bằng văn hóa, kết nối câu chuyện dân trí và dân khí như những người thời đó được coi là “yêu nước theo lối ôn hòa”, góp phần vun đắp sự tự chủ về tri thức để làm nền cho tự chủ về chính trị về sau.

Theo ông, ngay cả tình yêu nước cũng phải được dẫn lối bằng một vốn học thức nhất định bởi “Người trong nước có thông hiểu những sự tích nước mình thì mới có lòng yêu nước, yêu nhà, mới biết cố gắng học hành, hết sức làm lụng, để vun đắp vào cái nền xã hội của tiên tổ đã xây nên mà để lại cho mình”.

Dường như, chính Trần Trọng Kim cũng không ngờ rằng cuốn sách của ông đã góp phần làm nên những “kỷ niệm chung”, những ký ức cộng đồng và góp phần vun đắp những “ao ước mong mỏi” thiêng liêng của dân tộc.

'Viet Nam su luoc' hay thai do cua tri thuc voi tri thuc hinh anh 2
Nhà nghiên cứu Trần Trọng Kim. Ảnh: tư liệu.

Từ khi Việt Nam sử lược ra đời đến nay, không phải đã hết những tranh luận về nội dung cũng như về phương pháp biên soạn của cuốn sách này, điều đó cho thấy cuốn sách không chỉ là một công trình sử học mà đã là một gợi dẫn cho cả người đọc phổ thông và cho các nhà nghiên cứu.

Khi đọc một bộ sử, người đọc nói chung đều muốn tiếp cận một công trình có cái nhìn khái quát nhưng phải có lượng sử liệu đủ rộng để họ hiểu về những quy luật và hiện tượng của lịch sử.

Không những thế, người đọc không chỉ tiếp xúc với những tri thức sử học, những sự kiện lịch sử mà còn muốn qua đó tự hình thành cho mình một tư duy phản biện lịch sử, cách nhìn lịch sử mang màu sắc sử luận khách quan và nghiêm túc. Việt Nam sử lược, tùy theo nhận định của mỗi người ở mỗi thời, là một lựa chọn ưu tiên cho những mục đích trên trong hành trình truy cầu tri thức và kiến tạo những thái độ trí thức.

Công quả của một bộ sử như Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, có được đánh giá cao hay không, một phần là ở đó.

CÁC TIN KHÁC

Khung xương robot hỗ trợ người đột quỵ phục hồi chức năng

Khung xương robot là một sáng kiến đột phá của nhóm các nhà khoa học Khu công nghệ cao TPHCM.

Robot dạy tiếng Anh của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự

Robot dạy tiếng Anh là sản phẩm của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự có thể nói chuyện, cử động tự nhiên, tương tác với học sinh.

Sinh viên chế tạo máy làm ống hút từ cỏ sậy

Nhóm sinh viên Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội vừa phát triển và sản xuất thành công máy chế tạo ống hút organic.

Sản phẩm hỗ trợ tăng trí nhớ từ dược liệu quý sẵn có

Cao dược liệu hương nhu tía và rau sam đắng là thành phần chính của sản phẩm hỗ trợ tăng cường trí nhớ, bảo vệ sức khỏe.

Công nghệ giúp gia tăng giá trị cho củ gừng

Đối với gừng, việc sử dụng công nghệ chiết xuất CO2 lỏng sẽ giúp thu được những thành phần hoạt chất chất lượng cao, có hoạt tính sinh học quý.

Tiến sĩ chế tạo thiết bị thăm dò hiệu suất chip thế hệ mới

TS Lê Xuân Lực, 34 tuổi, cùng cộng sự phát triển thành công đầu dò loại nhiều chân cho phép tiếp xúc nhiều điểm có thể đo hiệu suất chip chính xác hơn.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.53) Hào Sĩ Phường (Thành phố Hồ Chí Minh): Chuyện đời trăm năm trong con hẻm nhỏ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tách biệt hoàn toàn với không khí ồn ào của phố thị, những ngôi nhà mang màu của thời gian, những nét văn hóa được gìn giữ qua hàng trăm năm ở con hẻm Hào Sĩ Phường đã đem đến một hình ảnh Sài Gòn đầy thi vị.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng (1874-2024) – Vươn ra biển lớn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.11

(nienlich.vn) Cảng Hải Phòng được thành lập năm 1874, đây là cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, với hệ thống thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu vận tải, thương mại quốc tế.

Di tích Thành cổ Quảng Trị (Quảng Trị) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.7) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Trong những thành cổ qua các triều đại phong kiến ở Việt Nam, Thành cổ Quảng Trị được nhắc đến nhiều nhất dù không phải là một kiến trúc đặc biệt. Nơi đây đã ghi dấu một trận chiến bi hùng của quân và dân ta, trở thành khúc tráng ca bất tử trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông.

Ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII

Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập công nghệ chuỗi khối và trí tuệ nhân tạo cho 1 triệu người tới 2023.