Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng ứng dụng Loại "gạch làm từ vi khuẩn" giúp xây nhà trên sao Hỏa

Loại “gạch làm từ vi khuẩn” giúp xây nhà trên sao Hỏa

Nhóm nhà khoa học Ấn Độ kết hợp đất sao Hỏa mô phỏng, vi khuẩn và các vật liệu khác để tạo ra loại gạch bền chắc, ít lỗ rỗng.

Các nhà khoa học tại Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đề xuất phương pháp mới để xây nhà trên sao Hỏa, đó là sử dụng “gạch vi khuẩn”. Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí PLoS One hôm 14/4, nhóm chuyên gia trình bày kế hoạch kết hợp đất sao Hỏa với guar gum (vật liệu giống gel), ure, nickel chloride và vi khuẩn Sporosarcina pasteurii.

Những viên gạch vi khuẩn do ISRO phát triển để xây nhà trên sao Hỏa.
Những viên gạch vi khuẩn do ISRO phát triển để xây nhà trên sao Hỏa. (Ảnh: Twitter/IISCBangalore)

Đây không phải là đề xuất kỳ lạ đầu tiên về vật liệu xây dựng trên sao Hỏa, phản ánh sự khan hiếm vật liệu của các nhiệm vụ sao Hỏa tương lai, đồng thời cho thấy nhu cầu tận dụng tối đa mọi tài nguyên sẵn có. Năm ngoái, nhóm chuyên gia tại Đại học Manchester thậm chí đề xuất xây khu định cư trên sao Hỏa bằng máu và nước tiểu của phi hành gia.

Trong thí nghiệm mới, nhóm nhà khoa học ISRO sử dụng vật liệu mô phỏng đất sao Hỏa và chứng minh rằng vi khuẩn đã biến đổi ure thành các tinh thể canxi carbonate, đồng thời tiết ra một chất polymer sinh học tương đối dính. Nickel chloride giúp vi khuẩn sinh trưởng dù đất sao Hỏa có hàm lượng sắt cao, thường gây hại cho vi khuẩn.

Sporosarcina pasteurii cũng cho phép nhóm nghiên cứu giải quyết vấn đề về độ xốp, một trong những trở ngại chính khi xây khu định cư trên sao Hỏa. “Vi khuẩn xâm nhập sâu vào những lỗ rỗng, sử dụng chính protein của chúng để liên kết các hạt vật chất với nhau, làm giảm độ xốp và tạo nên những viên gạch bền chắc hơn”, Aloke Kumar, thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích.

Vật liệu mới có thể sử dụng như một chất gắn kết đất sao Hỏa và xây công trình cho các nhiệm vụ đến hành tinh đỏ trong tương lai. Hiện tại, NASA lên kế hoạch đưa người lên sao Hỏa khoảng những năm 2030. SpaceX cũng đang nỗ lực phát triển phương tiện phóng tái sử dụng Starship, dự định phóng lên Mặt Trăng, tiếp theo là sao Hỏa.

Nhóm chuyên gia ISRO đặt mục tiêu phóng những viên gạch vi khuẩn lên không gian theo một nhiệm vụ của ISRO trong tương lai. Bằng cách này, họ có thể nghiên cứu các đặc tính của vật liệu mới trong môi trường vi trọng lực, sau đó đánh giá xem nó có phù hợp để trải qua hành trình dài cùng các phi hành gia tới sao Hỏa hay không.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Nhóm sinh viên Bách khoa chế robot bay tiếp cận vật thể để sửa chữa

UAV - Robot ứng dụng để khảo sát, quan trắc, bảo dưỡng, sửa chữa tại các công trình cao tầng như nhà máy, tháp truyền hình, cột điện gió...

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Miếng dán tiêu diệt tế bào ung thư, giảm tái phát

Thuốc được tẩm trong miếng dán sẽ ngấm trực tiếp vào vết mổ, tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và giảm thiểu tác dụng phụ độc hại của hóa trị.

Khởi động Techfest Việt Nam 2024

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Việt Nam 2024) lần thứ 10, khởi động từ tháng 4, hướng tới đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập khu vực, quốc tế.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Dầu Nhị Thiên Đường (1905-2024) – Vị thuốc trị bá bệnh – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.9

Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Nhị Thiên Đường ngày nay tiền thân là Hiệu thuốc Châu Á Nhị Thiên Đường do ông Vi Khải (Vi Thiếu Bá) thành lập từ năm 1905, với thương hiệu Dầu Nhị Thiên Đường nổi tiếng là chai dầu “trị bá bệnh” vang danh khắp Sài Gòn một thời.

Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Một Cố đô hoàn toàn được bao trọn trong lòng núi hiểm trở, non sông tráng lệ, Cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là quần thể di tích lịch sử, văn hóa Quốc gia đặc biệt quan trọng của đất nước. Nơi đây cũng là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử không thể nào quên.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.50) Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ): Dấu ấn giao thoa kiến trúc giữa hai thế kỷ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Với tuổi đời hơn 150 năm, nhà cổ Bình Thủy là một trong những kiến trúc độc đáo còn giữ nguyên nét đẹp cổ xưa đặc trưng của Cần Thơ. Nơi đây được xem như nơi giao thoa của ba lối kiến trúc Việt - Hoa - Pháp.