Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng khác Các nhà khoa học Việt chế phân bón lá từ men bia...

Các nhà khoa học Việt chế phân bón lá từ men bia cho rau an toàn

Từ bã men bia bỏ đi, các nhà khoa học đã tạo ra phân bón lá để canh tác rau an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho nhà máy bia.

Biến men bia thành phân hữu cơ sinh học

TS Lê Thanh Hiếu, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, cho biết, dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất và ứng dụng phân bón lá dạng dịch chất lượng cao chứa chitosan và axit amin từ bã men bia phục vụ sản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội” vừa hoàn thiện, hứa hẹn nhiều tiềm năng ứng dụng.

Đây là dự án khoa học công nghệ cấp thành phố do Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Việt Liên chủ trì thực hiện từ tháng 8/2021 – 12/2021.

Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, trong đó sử dụng phân bón hữu cơ cho đất, cây trồng đang là xu hướng của ngành nông nghiệp nói chung và trên địa bàn TP Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ tại Việt Nam hiện nay vẫn còn thô sơ, dây chuyền thiết bị đơn giản.

Hầu hết mới chỉ dừng ở việc sử dụng một số vi sinh vật phổ biến để ủ nguyên liệu hữu cơ hoặc bổ sung các hoạt chất sinh học, điều hòa sinh trưởng cơ bản, chưa ở dạng tinh chế, dẫn đến hiệu suất và hiệu quả sử dụng thấp. Các nhà khoa học nghĩ đến tận dụng men bia làm phân hữu cơ.

Trung bình sản xuất 100 lít bia sẽ thải ra 2 lít bã men bia, như vậy mỗi tháng khoảng 6 triệu lít bã men sẽ được thải ra. Hầu hết lượng bã men bia thải này chưa được tận dụng, gây lãng phí kinh tế và có nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Trong khi đó, bã men bia chứa một lượng lớn tế bào nấm men (chứa nhiều chất dinh dưỡng có giá trị như axit amin và vitamin nhóm B) cần được nghiên cứu, xử lý để tạo ra các sản phẩm thứ cấp hữu ích.

Một thành phần khác để sản xuất phân bón hữu cơ là chitosan. Đây là chất kích thích sinh trưởng tự nhiên, kích thích đâm chồi, tạo củ to, trái lớn, nâng cao độ phì nhiêu của đất và cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng bằng cách hấp phụ kim loại nặng và một số hóa chất độc hại.

Việc hoạt hóa chitosan sang dạng có khối lượng phân tử thấp, phù hợp với khả năng hấp thu của lá cây sẽ giúp cây được bổ sung dinh dưỡng dễ dàng hơn.

Dự án đã hoàn thiện công nghệ và thiết kế dây chuyền thủy phân bã men bia quy mô 300 kg bã men bia/mẻ, sản xuất phân bón hữu cơ sinh học (dạng dịch, bón lá) quy mô 3.000 lít/mẻ; Xây dựng quy trình sử dụng phân bón hữu cơ sinh học (dạng dịch, bón lá) chứa chitosan và axit amin từ bã men bia quy mô 3.000 lít/mẻ cho nhóm cây rau.

Sản xuất được 26.400 lít axit amin từ 3.000 lít bã men bia, 500 lít chitosan hoạt hóa, 30.000 lít phân bón hữu cơ sinh học (dạng dịch, bón lá) có chứa chitosan và axit amin từ bã men bia.

Hỗ trợ cây sinh trưởng, an toàn

Nhóm nghiên cứu đã khảo nghiệm phân bón hữu cơ sinh học Vegano 3 cho 3 nhóm cây rau (ăn thân lá, ăn quả, ăn củ) và đã được Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chấp nhận và tiến hành khảo nghiệm phân bón trên cây rau tại huyện Thạch Thất và Long Biên.

Kết quả cho thấy, sản phẩm phân bón lá Vegano 3 hỗ trợ cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, có chất lượng tương đương với các sản phẩm trong và ngoài nước hiện đang lưu hành tại Việt Nam.

Bên cạnh khả năng tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ cây trồng kháng sâu bệnh hại, kết quả khảo nghiệm diện hẹp trên 2 loại đất phù sa và đất đỏ vàng, cho thấy hiệu quả rõ rệt về năng suất đối với 3 loại cây rau: Cải bó xôi, dưa chuột và su hào.

Đối với cây cải bó xôi, khi sử dụng chế phẩm, năng suất đạt khoảng 12 tấn/ha, tăng ~1,4 tấn/ha, tương ứng khoảng 13 – 14% ở vụ xuân hè, vụ thu năng suất đạt khoảng 12 – 12,5 tấn/ha, tăng ~1,3 tấn/ha tương ứng khoảng 12% so với công thức đối chứng.

Ở cây dưa chuột, năng suất đạt khoảng 46 – 51 tấn/ha, tăng ~6,8 tấn/ha tương ứng khoảng 15 – 16% ở vụ xuân hè, đối với vụ thu năng suất đạt khoảng 47 – 51 tấn/ha, tăng ~6,5 tấn/ha tương ứng khoảng 15% so với đối chứng.

Còn cây su hào, năng suất đạt khoảng 18 – 20 tấn/ha, tăng ~2 tấn/ha tương ứng khoảng 12 – 13% ở vụ xuân hè, đối với vụ thu năng suất đạt khoảng 21 – 23 tấn/ha, tăng ~2,8 tấn/ha tương ứng khoảng 13 – 14% so với đối chứng.

Dự án đã giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường do tận dụng được nguồn phế thải và thay thế việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật bằng phân bón hữu cơ. Phân bón hữu cơ không chỉ gia tăng chất lượng cho nông sản, mà còn góp phần làm tăng độ phì nhiêu và màu mỡ cho đất.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Nhà khoa học Việt thiết kế chương trình tập chống vẹo cột sống

Nhóm nhà khoa học Viện Vật lý Y Sinh học xây dựng chương trình tập luyện giúp giảm 4 độ vẹo cột sống thắt lưng sau 3 tháng.

Học sinh Kiên Giang chế viên nén nhiên liệu từ rác thải nhựa

Viên nén nhiên liệu được tạo ra từ vỏ trấu, rác thải nhựa xay nhuyễn trộn với bột đá vôi dolomit là sản phẩm của hai học sinh ở Kiên Giang.

Mở cánh cổng vào thế giới số cho người khuyết tật

Gần 400 người khuyết tật từ 23 tỉnh thành trên cả nước đã tham gia tập huấn kiến thức kỹ thuật số thông qua một dự án do Đại học RMIT chủ trì. Dự án còn bao hàm nghiên cứu và chuỗi đối thoại chính sách nhằm thúc đẩy hòa nhập xã hội về công nghệ thông tin và truyền thông.

Kem đánh răng thông minh

Vật liệu thủy tinh hoạt tính sinh học còn được sử dụng để thêm vào trong kem đánh răng giúp lấp đầy những vết xước, khuyết bề mặt răng.

Sinh viên chế tạo tay robot cho người sau tai biến

Nhóm sinh viên tại TP HCM chế tạo bàn tay robot giúp khôi phục hoạt động bàn tay người tai biến, giúp họ giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt.

Biến xơ mướp thành các sản phẩm có giá trị

Nhóm sinh viên Trường Đại học Công Thương TPHCM đã phát triển xơ mướp thành các sản phẩm đa dụng, trang trí vô cùng lạ mắt như túi xách, bông tắm...

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.25) Tháp Nhạn (Phú Yên): Chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua cả ngàn năm lịch sử, bất chấp thăng trầm thời gian, Tháp Nhạn vẫn sừng sững trên sườn núi Nhạn, tiếp tục kể câu chuyện về Bà Thiên Y A Na, về hành trình khai phá và phát triển mảnh đất Phú Yên của người Chăm cũng như người Việt.

Bí ẩn những người có “trí nhớ siêu phàm”, thế giới chỉ 100-200 người

Chỉ cần nhắc một ngày bất kỳ trong quá khứ, người có trí nhớ siêu phàm kể lại được những gì đã xảy ra hôm ấy.

Tạo ra loại “keo” mới giúp bịt kín màng não sau phẫu thuật

Một nhóm các bác sĩ phẫu thuật thần kinh học và kỹ sư sinh học Mỹ đã chế tạo ra loại "keo" đặc biệt dùng cho các ca phẫu thuật mở màng não.

Nghiên cứu tiết lộ sự thực thú vị về tuổi thọ tối đa của con người

Dù tuổi thọ của con người vẫn đang tăng nhưng không có nghĩa là không có giới hạn, các chuyên gia nhận định những người sống trên 115 tuổi hiện vẫn còn hiếm.

Cáp treo Nữ Hoàng (Quảng Ninh) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cáp treo Nữ hoàng băng qua cửa ngõ Vịnh Cửa Lục, nối liền từ bờ biển Bãi Cháy tới núi Ba Đèo (Hòn Gai - Thành phố Hạ Long). Với sự độc đáo, nơi đây đã trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ tại Quảng Ninh.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.24) Chợ Bình Tây (Thành phố Hồ Chí Minh): Ngôi chợ cổ giữa lòng Chợ Lớn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Bình Tây (còn được gọi là Chợ Lớn, Chợ Lớn Mới) với lối kiến trúc cổ, mang đậm phong cách Á Đông, được thành lập trong những năm đầu tiên hình thành vùng đất Sài Gòn xưa. Nơi đây là điểm buôn bán, giao thương quan trọng giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như với một số nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Thái Lan…