Trang chủ Thế giới ý tưởng 'Công viên bầu trời đêm' đầu tiên của Australia

[IDEASPLUS] ‘Công viên bầu trời đêm’ đầu tiên của Australia

Đỉnh núi Warrumbungle nằm ở vùng Orana của New South Wales đã trở thành 'tiêu điểm' thiên văn học cũng như di sản thiên nhiên, giáo dục và du lịch của xứ sở Kangaroo.

Đài quan sát Siding Spring bên trong Công viên quốc gia Warrumbungle, bang New South Wales. Australia. (Nguồn: Destination NSW)

Ngắm nhìn những vì sao trên bầu trời đã trở thành một hoạt động thư giãn và giải trí không thể thiếu của người Australia. Và có lẽ, ngoài dãy núi Warrumbungle cách thành phố Sydney 400km về phía Tây Bắc, không có nơi nào tuyệt vời hơn để thực hiện trải nghiệm thú vị này.

Không có ánh sáng nhân tạo xâm nhập, môi trường quan sát nguyên sơ của dãy núi Warrumbungles đã thu hút những người ngắm sao chuyên nghiệp và nghiệp dư trên khắp thế giới.

Thị trấn Coonabarabran được những người yêu du lịch coi là “thủ đô thiên văn học của Australia”, còn Hiệp hội Bầu trời đêm Quốc tế có trụ sở tại Mỹ đã gọi Vườn quốc gia Warrumbungle là “công viên bầu trời đêm” duy nhất của đất nước chuột túi.

Hơn 40 năm qua, công viên Warrumbungle là nơi lưu trữ kính thiên văn quang học lớn nhất của Australia và được vận hành bởi các nhà thiên văn học từ Đại học quốc gia và một số viện khoa học nước này. Ở xung quanh khu vực trên, các đài quan sát tư nhân đã mọc lên để phục vụ cho ngành “du lịch bầu trời đêm”, còn gọi là “du lịch chiêm tinh”.

Trong bài phỏng vấn với Nikkei Asia, nhà tiên phong du lịch bầu trời đêm của Australia Marnie Ogg cho biết: “Đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến lĩnh vực du lịch độc lạ này. Tuy nhiên, các đài quan sát trên khắp thế giới vẫn đang bùng nổ và doanh số bán kính viễn vọng tăng vọt. Bầu trời đêm vẫn xuất hiện hằng ngày. Dù không thể đi du lịch, bạn vẫn có thể ra ngoài trời vào ban đêm và ngắm sao trên bầu trời”.

Hiện nay, bà Marnie Ogg đang điều hành doanh nghiệp Dark Sky Traveler có trụ sở tại Sydney và là người sáng lập Liên minh Bầu trời đêm tại châu Đại Dương. Bà mong muốn tổ chức phi lợi nhuận này có thể nâng cao nhận thức của các cơ quan chính phủ và cộng đồng về cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng ở khu vực ngắm sao và tạo cơ hội phát triển ngành du lịch.

Trong hơn ba thập niên qua, phản hồi từ các du khách cho thấy, Australia là một trong những nơi tốt nhất để ngắm sao và xem dải ngân hà, mặc dù tại Mỹ hay Nhật Bản cũng có loại hình du lịch này.

“Warrumbungle” có nghĩa là ngọn núi quanh co trong ngôn ngữ của những người thổ dân truyền thống Australia, những người đã nghiên cứu thiên văn theo cách của riêng họ từ hàng nghìn năm. Dãy núi Warrumbungle vẫn đang tiếp tục trở thành địa điểm hoàn hảo để các nhà khoa học nghiên cứu thiên văn và khám phá dải ngân hà.

Khi đến đài quan sát Warrumbungle, du khách sẽ được hướng dẫn xem bản đồ bầu trời đêm để định vị được ngôi sao sáng nhất. Ngoài ra, những tín đồ thích xê dịch còn có thể cắm trại bên trong Công viên quốc gia Warrumbungle hoặc ghé thăm đài quan sát Siding Spring. Bên cạnh đó, khách du lịch có thể lựa chọn tour du lịch bầu trời đêm của các đài quan sát tư nhân bên ngoài bằng những chiếc kính thiên văn nhỏ.

Ngắm nhìn những vì sao quả thực là hoạt động thư giãn ngày càng được yêu thích. Tuy nhiên, khách du lịch sẽ phải mất thời gian để làm quen với việc sử dụng kính thiên văn. “Cách dễ nhất là bắt đầu ngắm sao với một cặp ống nhòm. Đó là thứ mà hầu hết mọi người đều có thể mua” – một gợi ý từ bà Ogg cho những tín đồ thích ngắm sao và quan tâm tới ngành thiên văn học.

Nguồn: https://baoquocte.vn/cong-vien-bau-troi-dem-dau-tien-cua-australia-150069.html

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1868-2024) – 156 năm trân trọng tri thức – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.12

(nienlich.vn) Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các đô đốc, thống đốc. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử thư viện tiếp tục phát triển mạnh mẽ tới hôm nay cùng với nhiều tài liệu được số hóa.

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Khu di tích Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.8) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cách đây hơn 200 năm, chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đã đánh tan 4 vạn quân Xiêm xâm lược nước ta. Đây là một chiến công chống ngoại xâm lừng lẫy của nhân dân miền Nam và được coi là lớn nhất trong 5 thế kỷ, kể từ chiến thắng Bạch Đằng ở thế kỷ thứ XIII. Với chiến thắng này, nhân dân Nam bộ đã nêu cao truyền thống anh hùng của dân tộc ta. Những người cao niên ở vùng quê sông nước Nam bộ vẫn còn nhớ những câu ca: “Rạch Gầm - Xoài Mút tăm tăm/Xê xuống chút nữa tới vàm Mỹ Tho/Bần Gie đóm đậu sáng trời/Rạch Gầm - Xoài Mút muôn đời oai linh”.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.53) Hào Sĩ Phường (Thành phố Hồ Chí Minh): Chuyện đời trăm năm trong con hẻm nhỏ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tách biệt hoàn toàn với không khí ồn ào của phố thị, những ngôi nhà mang màu của thời gian, những nét văn hóa được gìn giữ qua hàng trăm năm ở con hẻm Hào Sĩ Phường đã đem đến một hình ảnh Sài Gòn đầy thi vị.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.