Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng khác Mô hình đô thị nổi đầu tiên trên thế giới tại Hàn...

Mô hình đô thị nổi đầu tiên trên thế giới tại Hàn Quốc

Thành phố nổi đầu tiên của thế giới sẽ được xây dựng ngoài khơi Hàn Quốc vào năm 2025. Công trình này được coi là biện pháp giúp con người tồn tại trong điều kiện mực nước biển dâng.
Chú thích ảnh
Hiện vẫn chưa có chi tiết về diện tích của thành phố nổi. Ảnh: Daily Mail

Tờ Daily Mail (Anh) ngày 23/11 đưa tin Hàn Quốc đã công bố về dự án được Liên hợp quốc (LHQ) ủng hộ này. Theo đó, thành phố nổi ở ngoài khơi Busan sẽ là “công trình chống lũ lụt” bao gồm một số hòn đảo do con người tạo ra với khả năng dâng theo mực nước biển để loại bỏ nguy cơ ngập lụt.

Theo Business Insider, mỗi đảo thuộc thành phố nổi đều có hình lục giác và chứa một lớp phủ đá vôi cứng hơn bê tông gấp hai đến ba lần.

Thành phố này sẽ tạo ra điện từ các tấm pin Mặt Trời lắp trên các tòa nhà. Đô thị này cũng tự sản xuất thực phẩm và nước ngọt. Nó cũng có thể chịu được nhiều thảm họa thiên nhiên, bao gồm lũ lụt, sóng thần và bão cấp 5 vì các sàn nổi của công trình này sẽ được neo xuống đáy biển.

Chi phí cho việc thi công thành phố nổi ước tính vào khoảng 200 triệu USD. Busan đã ký thỏa thuận xây dựng thành phố nổi với Chương trình Định cư con người của Liên hợp quốc (UN-Habitat) và công ty thiết kế Mỹ Oceanix.

Dưới đây là video giới thiệu về thành phố nổi (nguồn: Daily Mail):

Chú thích ảnh
Các sản phẩm hữu cơ sẽ được trồng trong hệ thống khí canh và kết hợp nuôi trồng thuỷ sản với thủy canh, bổ sung cho các trang trại và nhà kính ngoài trời truyền thống. Ảnh: Daily Mail
Chú thích ảnh
Mùa hè ở Busan thường nóng và ẩm ướt nên mái của các căn nhà sẽ giúp tối đa hóa khu vực có bóng râm ở bên trong, mang lại sự thoải mái và giảm chi phí làm mát đồng thời tối đa hóa diện tích mái để thu năng lượng mặt trời. Ảnh: Daily Mail
Chú thích ảnh
Thành phố nổi này sẽ bao gồm một quảng trường, khu mua sắm, trung tâm tôn giáo, giáo dục, y tế, thể thao và văn hóa. Ảnh: Daily Mail
Chú thích ảnh
Dưới các công trình có khu vực để nuôi sò, trồng rong biển. Chất thải từ cá sẽ được dùng làm phân bón cho cây cối. Ảnh: Daily Mail

Hiện vẫn chưa rõ cư dân của thành phố nổi có phải nộp phí để được sinh sống tại đây không. Oceanix cho biết quá trình xem xét quyết định về cách lựa chọn dân cư vẫn đang diễn ra.

Maimunah Mohd Sharif, Giám đốc điều hành của UN-Habitat, Maimunah Mohd Sharif chia sẻ: “Các thành phố nổi bền vững là một phần trong ‘kho vũ khí’ của các chiến lược thích ứng với khí hậu. Thay vì chiến đấu với nước, chúng ta hãy học cách sống hòa hợp với nó. Chúng tôi mong muốn phát triển các giải pháp thích ứng với khí hậu dựa vào thiên nhiên thông qua khái niệm thành phố nổi và Busan là lựa chọn lý tưởng để triển khai nguyên mẫu”.

Việc xây dựng thành phố sẽ ưu tiên các vật liệu có nguồn gốc địa phương, bao gồm tre mọc nhanh có độ bền kéo gấp sáu lần thép.

Theo Tuổi Trẻ

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Nhóm sinh viên Bách khoa chế robot bay tiếp cận vật thể để sửa chữa

UAV - Robot ứng dụng để khảo sát, quan trắc, bảo dưỡng, sửa chữa tại các công trình cao tầng như nhà máy, tháp truyền hình, cột điện gió...

Thiết bị tìm người mất tích của sinh viên Hà Nội

Sản phẩm mang tên Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân (SkyHelper) do bốn sinh viên thực hiện.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.47) Tháp Pô Sah Inư (Bình Thuận): Vẻ đẹp tháp cổ trên đồi Bà Nài – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, tháp Po Sah Inư vẫn đứng sừng sững, trầm mặc với vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của tháp, du khách còn được nghe kể về thiên tình sử đẫm lệ của nàng công chúa vương quốc Chăm Pa xưa.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Air New Zealand công bố chặng bay đầu tiên sử dụng máy bay điện

Việc sử dụng máy bay điện Beta ALIA là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của hãng hàng không Air New Zealand nhằm giảm khí thải nhà kính.

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Khu di tích Chiến trường Điện Biên Phủ (Điện Biên) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã để lại cho mảnh đất Điện Biên Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, đây là một di tích có ý nghĩa giá trị lịch sử lớn lao đối với dân tộc Việt Nam cũng như đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, có giá trị rất lớn về lịch sử, văn hóa, xã hội và khoa học. Hằng năm, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách từ mọi miền đến tìm hiểu, tham quan và nghiên cứu những chứng tích còn lại của chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.45) Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh): Nơi khắc ghi dấu ấn lịch sử của thành phố – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc đặc sắc, một di tích lịch sử đặc biệt và là biểu tượng của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đây còn là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước.