Trang chủ Thế giới ý tưởng Đột phá biến nhựa trở lại thành dầu

[IDEASTIME] Đột phá biến nhựa trở lại thành dầu

Có quá nhiều đồ nhựa trên thế giới và con người đang vật lộn để tìm cách loại bỏ đồ nhựa cũ trong bối cảnh nó đe dọa môi trường sống của tất cả chúng ta.

 

Nhiều đồ thải nhựa không được xử lý bị đổ ra bãi rác.Nhiều đồ thải nhựa không được xử lý bị đổ ra bãi rác.

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ đã đưa ra giải pháp thú vị: Làm tan chảy các túi và chai nhựa trở lại thành dầu mà nó được tạo ra.

Phương pháp tiết kiệm năng lượng

Dionisios G.Vlacho – Giáo sư vật lý tại ĐH Dalaware (Mỹ) đã phát minh một kỹ thuật gọi là nhiệt phân. Trong một nghiên cứu hoàn toàn mới trên tạp chí Scienctific Research Advancements, nhóm của ông có thể đã đưa ra cách “bẻ khóa” để xử lý nhựa. Về cơ bản, nó làm tan chảy polyolefin để trở lại dạng ban đầu là dầu và khí đốt.

Polyolefin là một loại nhựa rất phổ biến trong các vật dụng hàng ngày từ ống hút, bao bì, đồ giữ nhiệt cho đến những vỏ bọc bằng nhựa. Nó chiếm tới 2/3 nhu cầu nhựa của thế giới. Tuy chất dẻo chỉ chiếm 14% nhu cầu về dầu hiện nay nhưng dự đoán nó sẽ chiếm một nửa nhu cầu dầu của thế giới vào năm 2050.

Nghiên cứu nêu chi tiết một loại kỹ thuật mới để xử lý nhựa sử dụng một lần. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể phân hủy tất cả các loại nhựa khó tái chế, bao gồm cả chai và túi polyethylene thành dầu hóa lỏng.

Một trong những điều đáng chú ý nhất về kỹ thuật mới là nó có thể phân hủy nhựa ở nhiệt độ thấp hơn so với các phương pháp nhiệt phân khác. Điều này giúp biến nhựa thành nhiên liệu đậm đặc hơn và ít sử dụng năng lượng hơn từ 2 – 3 lần so với cách thông thường.

Giáo sư Vlachos cho biết, hầu hết các nghiên cứu trước đây đều tập trung vào các quy trình yêu cầu năng lượng rất cao với nhiệt độ từ 400 – 800 độ C. Trong khi đó kỹ thuật mà nhóm của ông áp dụng có thể thực hiện công việc với nhiệt độ 225 độ C và kết quả cuối cùng là “nhiên liệu gần như sẵn sàng để sử dụng cho ô tô, xe tải hoặc máy bay và làm dầu nhớt”.

Việc xác định một phương pháp hiệu quả để sản xuất ra bất kỳ một loại nhiên liệu hữu ích nào như xăng, dầu hay các chất bôi trơn phức tạp hơn từ nhựa là một thành quả lớn đối với các nhà nghiên cứu.

“Đây là công nghệ hiện đại đầu tiên có khả năng lấy một trong những loại nhựa cứng đầu nhất cũng như tái sử dụng chúng thành một thứ thực sự hữu ích” – ông Vlachos nói: “Đây cũng là phương pháp tốt nhất để tái sử dụng nhựa dùng một lần như các bao bì sản phẩm làm từ polyethyethylene cũng như polypropylene”.

Biến nhựa trở lại thành dầu

Rác thải nhựa đang là một vấn đề lớn đối với môi trường.

 

Các nhà máy lọc dầu hiện nay có thể sản xuất ra nhựa một cách thuận tiện, biến đổi dầu nhiều năng lượng thành các chuỗi carbon dài cần thiết để tạo ra các túi nhựa, hộp nhựa bền và nhẹ. Tuy nhiên, việc đảo ngược quá trình này không phải là một vấn đề đơn giản.

Khi vứt nhựa đi, bạn có thể dùng lửa để tiêu hủy nhưng nó sẽ tạo ra sự ô nhiễm, Vậy chính xác làm thế nào để nhựa có mật độ năng lượng thấp có thể chuyển ngược lại thành dầu có mật độ năng lượng cao?

“Đó là một quá trình tinh lọc ngược trở lại”, Vlachos nói. Cách của ông là dùng 2 nguyên tố là zeolite và platinum để làm tăng năng lượng cho nhựa ngay trước và sau khi quá trình chuyển đổi kết thúc.

Phương pháp này là “bẻ gãy” các chuỗi carbon dài trong nhựa thành các chuỗi ngắn, hữu ích hơn rất nhiều về mặt chức năng. Thật đơn giản để “cải thiện” dầu ngay trong các chuỗi carbon dài. Tuy nhiên, thực sự rất khó để bẻ gãy chúng một lần nữa.

Về cơ bản, bạch kim thực hiện lần phân tách đầu tiên, sau đó zeolit sẽ tác động thêm. Kết hợp mức độ axit của zeolit với các hạt nano bạch kim, sẽ thu được hydrocarbon lỏng (còn gọi là dầu) với rất ít sản phẩm phụ. Chúng có khả năng thu được lượng chất lỏng tối ưu là 85% sản phẩm ban đầu, đa số phần còn lại được thoát khí.

Việc thay đổi tỷ lệ 2 nguyên tố bạch kim và zeolit cho phép tối ưu hóa sự kết hợp thu được để tạo ra nhiều loại xăng dầu khác nhau.

Hy vọng cho môi trường

Ông Vlachos tuyên bố chắc chắn, cần 300 can nhựa loại nửa lít để tạo ra một gallon nhiên liệu, hoặc số can nhựa chất đầy trên 2 xe bán tải sẽ tạo được ra xăng để đổ đầy bình chứa.

Một giấy phép cho quy trình này đã được nộp và đang có những nghiên cứu đang được thực hiện thêm. Tuy nhiên, ông Vlachos tuyên bố có thể đạt được hiệu quả thương mại trong 5 – 10 năm nữa.

"Nếu bạn cố gắng làm điều đó trong thời gian ngắn, nó sẽ không diễn ra” – ông nói và cho biết việc loại bỏ các chất bẩn như rác thải thực phẩm trong nhựa tái chế cũng là điều rất quan trọng.

Vô số nhựa đang quay lại các bãi rác và hàng năm số lượng lại tăng lên đáng kể. Với nghiên cứu trên được đưa vào ứng dụng sẽ đem lại hy vọng cho các doanh nghiệp năng lượng.

Chất dẻo sử dụng một lần như túi, ống hút và hộp nhựa về cơ bản sẽ bị vứt đi ngay sau khi sử dụng. Những thứ dễ vứt đi này chiếm một nửa trong số 300 triệu tấn nhựa được sản xuất trên toàn thế giới mỗi năm, vì vậy có rất nhiều thứ cần phải làm.

Rác thải nhựa gây ra phần lớn tác hại đối với môi trường khi các mảnh nhựa lớn bị phân hủy thành các mảnh nhựa nhỏ hơn, có thể gây ra mối đe dọa cho con người, động vật và hệ sinh thái.

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/dot-pha-bien-nhua-tro-lai-thanh-dau-NrDSDtCMg.html

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1868-2024) – 156 năm trân trọng tri thức – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.12

(nienlich.vn) Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các đô đốc, thống đốc. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử thư viện tiếp tục phát triển mạnh mẽ tới hôm nay cùng với nhiều tài liệu được số hóa.

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Khu di tích Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.8) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cách đây hơn 200 năm, chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đã đánh tan 4 vạn quân Xiêm xâm lược nước ta. Đây là một chiến công chống ngoại xâm lừng lẫy của nhân dân miền Nam và được coi là lớn nhất trong 5 thế kỷ, kể từ chiến thắng Bạch Đằng ở thế kỷ thứ XIII. Với chiến thắng này, nhân dân Nam bộ đã nêu cao truyền thống anh hùng của dân tộc ta. Những người cao niên ở vùng quê sông nước Nam bộ vẫn còn nhớ những câu ca: “Rạch Gầm - Xoài Mút tăm tăm/Xê xuống chút nữa tới vàm Mỹ Tho/Bần Gie đóm đậu sáng trời/Rạch Gầm - Xoài Mút muôn đời oai linh”.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.53) Hào Sĩ Phường (Thành phố Hồ Chí Minh): Chuyện đời trăm năm trong con hẻm nhỏ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tách biệt hoàn toàn với không khí ồn ào của phố thị, những ngôi nhà mang màu của thời gian, những nét văn hóa được gìn giữ qua hàng trăm năm ở con hẻm Hào Sĩ Phường đã đem đến một hình ảnh Sài Gòn đầy thi vị.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.