Trang chủ Thế giới ý tưởng Ứng dụng vật liệu Geofoam xây đường đầu cầu trên nền...

[IDEASTIME] Ứng dụng vật liệu Geofoam xây đường đầu cầu trên nền đất yếu

Nghiên cứu của PGS.TS Trần Nguyễn Hoàng Hùng và cộng sự ở Trường Đại học Bách khoa TPHCM cho thấy, Geofoam sản xuất trong nước phù hợp để xây đường đầu cầu trên nền đất yếu, rút ngắn thời gian thi công.
Đường dẫn vào cầu làm nhiệm vụ kết nối và chuyển tiếp độ cứng giữa đường và cầu thông qua kết cấu mố cầu, đảm bảo sự êm thuận cho người và phương tiện giao thông. Tuy nhiên, phần đất đắp ngay sau mố, thường xảy ra độ lún lớn, gây chênh lệch cao giữa đỉnh mố và đường sau khi công trình đưa vào khai thác. Điều này gây bất tiện cho các phương tiện giao thông khi qua lại, và tăng kinh phí bảo trì sửa chữa cầu, đường.
 
Theo PGS.TS Trần Nguyễn Hoàng Hùng, tại Việt Nam, lún đường đầu cầu xảy ra ở toàn khu vực miền Nam. Nguyên nhân là do chưa xử lý triệt để, phù hợp nền đất yếu bên dưới đường đầu cầu. Hiện nay, có nhiều phương pháp xử lý nền đất yếu bên dưới đường đầu cầu như làm tăng nhanh quá trình cố kết trong nền đất bằng bấc thấm hoặc giếng cát kết hợp gia tải trước; gia cố nền đất yếu bằng cọc đất trộn xi măng, cọc cát đầm, cọc đá;… Tuy nhiên, các phương pháp này đòi hỏi đội ngũ kỹ sư có nhiều kinh nghiệm, máy móc thiết bị hiện đại, tiêu tốn phần lớn kinh phí và thời gian thi công của công trình.
 
Xếp những

Thi công đường trên nền đất yếu bằng các tấm Geofoam. Ảnh: NNC
 
Geofoam là vật liệu nhựa tổng hợp từ polystyrene, xốp nhẹ, có khối lượng riêng từ 12 – 35kg/m3, nhỏ hơn từ 30 đến 100 lần so với các vật liệu đắp truyền thống như cát, đất, sét,…, làm giảm đáng kể tải trọng truyền xuống nền đường bên dưới, dẫn đến giảm độ lún nền đường. Vật liệu này được ứng dụng rộng rãi cho nhiều dạng công trình xây dựng như làm đắp nền đường ô tô, đường sắt, đường đầu cầu, thân đê bao, nền móng nhà,… Trong xây dựng đường đầu cầu trên nền đất yếu. Geofoam được đặt trực tiếp lên nền đất mà không cần xử lý nền. Quá trình thi công để nâng cao mặt đường chỉ sử dụng nhân công vận chuyển và lắp đặt bằng thủ công, không cần sử dụng các loại thiết bị đặc biệt, rút ngắn thời gian thi công.
 
Nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng Geofoam thay thế vật liệu đắp truyền thống cho các công trình giao thông. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu khoa học và ứng dụng Geofoam vào xây dựng công trình giao thông. Trước thực tế đó, nhóm nghiên cứu Trường ĐH Bách khoa TPHCM đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu ứng dụng vật liệu Geofoam xây dựng đường đầu cầu trên đất yếu ở TPHCM".
 
Vật liệu Geofoam sản xuất trong nước được nhóm nghiên cứu thử nghiệm các tính chất cơ-lý-hóa. Kết quả cho thấy, Geofoam có khả hấp thụ hơn 60% lượng nước trong 7 ngày đầu, hấp thụ hơn 90% lượng nước trong 35 ngày kế tiếp, và dưới 10% lượng nước hấp thụ ở thời gian còn lại; có khả năng thoát lượng nước đã hấp thụ nhanh, hơn 90% lượng nước đã hấp thụ thoát ra trong 3 ngày; bị hòa tan nhanh trong xăng, dầu hỏa và không bị hòa tan trong dầu nhớt; là vật liệu dễ cháy khi tiếp xúc trực tiếp với lửa;… Nghiên cứu cũng cho thấy, Geofoam sản xuất trong nước phù hợp để ứng dụng xây dựng đường đầu cầu trên nền đất yếu.
 
Thử nghiệm tải trọng của xe

Thử nghiệm tải trọng của xe trên đường sử dụng Geofoam. Ảnh: NNC
 
Vật liệu Geofoam sản xuất trong nước (khối lượng riêng 21kg/m3) đã được thử nghiệm làm đường đầu cầu có độ cao đường 2,3m, độ dốc 10% trên nền đất yếu ở Khu Công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TPHCM. Kết quả, đường ổn định dưới tác dụng của xe tải 12 tấn, đảm bảo khả năng chịu tải và biến dạng nằm trong giai đoạn đàn hồi của vật liệu.
 
Theo nhóm nghiên cứu, Geofoam trước khi đưa vào thiết kế cần có đầy đủ các thông số kỹ thuật như khối lượng riêng, cường độ nén, mô đun đàn hồi. Các thông số này đảm bảo không nhỏ hơn thông số tối thiểu theo ASTM D6817 (Tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp hội thí nghiệm và vật lý Hoa Kỳ trong ngành vật liệu). Vị trí xây dựng đường đầu cầu phải khảo sát kỹ điều kiện địa chất, đặc biệt là thủy văn để tính toán phương án xử lý áp lực nước đẩy nổi vật liệu. Ngoài ra, Geofoam phải được bọc kín bằng vải hoặc bạt nhựa, xây dựng tường chắn kín xung quanh để hạn chế tiếp xúc với xăng, lửa, axit, mối, chuột gặm nhấm,…
 
Kết quả nghiên cứu đã được Sở KH&CN TPHCM nghiệm thu trong năm qua, là cơ sở khoa học để các đơn vị đầu tư có thể áp dụng rộng rãi vật liệu nhẹ Geofoam trong xây đường đầu cầu trên nền đất yếu.
 
Nguồn:https://khoahocphattrien.vn/cong-nghe/ung-dung-vat-lieu-geofoam-xay-duong-dau-cau-tren-nen-dat-yeu/2021042912129647p1c859.htm
CÁC TIN KHÁC

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Nhóm sinh viên Bách khoa chế robot bay tiếp cận vật thể để sửa chữa

UAV - Robot ứng dụng để khảo sát, quan trắc, bảo dưỡng, sửa chữa tại các công trình cao tầng như nhà máy, tháp truyền hình, cột điện gió...

Thiết bị tìm người mất tích của sinh viên Hà Nội

Sản phẩm mang tên Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân (SkyHelper) do bốn sinh viên thực hiện.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Quần thể di tích hồ Gươm – đền Ngọc Sơn (Hà Nội) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với người dân Hà Nội, Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn là niềm tự hào. Còn với người dân ở các tỉnh, thành phố khác thì từ lâu hình ảnh Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn đã gần như trở thành 1 biểu tượng của Hà Nội. Không những thế đây còn là một điểm đến chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của thủ đô, là nơi mà bất kỳ du khách nào cũng phải ghé thăm khi đến với Hà Nội. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn bao gồm hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn và khu tưởng niệm vua Lê.

Khởi động Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 với nhiều điểm mới

Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 (VCA 2024) bên cạnh 7 hạng mục giải thưởng đã được công bố từ VCA 2023, năm 2024 Ban tổ chức đã bổ sung thêm hạng mục thứ 8.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.47) Tháp Pô Sah Inư (Bình Thuận): Vẻ đẹp tháp cổ trên đồi Bà Nài – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, tháp Po Sah Inư vẫn đứng sừng sững, trầm mặc với vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của tháp, du khách còn được nghe kể về thiên tình sử đẫm lệ của nàng công chúa vương quốc Chăm Pa xưa.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Air New Zealand công bố chặng bay đầu tiên sử dụng máy bay điện

Việc sử dụng máy bay điện Beta ALIA là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của hãng hàng không Air New Zealand nhằm giảm khí thải nhà kính.

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.