Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng ứng dụng Loại vải mới tự mở lỗ thông khí khi người đổ mồ...

Loại vải mới tự mở lỗ thông khí khi người đổ mồ hôi

Nhờ các miếng lật tí hon và lớp bạc phủ bên ngoài, loại vải mới vừa giữ ấm tốt, vừa làm mát hiệu quả.

Khi nóng và đổ mồ hôi, con người thường thích những loại quần áo thông thoáng giống như lưới. Tuy nhiên, lưới lại không đủ để giữ ấm cơ thể lúc bình thường. Để giải quyết vấn đề này, phó giáo sư Po-Chun Hsu cùng đồng nghiệp tại Đại học Duke, Bắc Carolina, phát triển loại vải mới với các lỗ thông khí thoáng mát tự động mở ra khi thấm mồ hôi. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Science Advances hôm 15/12.

 Tấm vải với các lỗ thông hơi mở do mồ hôi (trái) và đóng lại khi khô ráo (phải).
Tấm vải với các lỗ thông hơi mở do mồ hôi (trái) và đóng lại khi khô ráo (phải). (Ảnh: Đại học Duke)

Về cơ bản, vật liệu mới là nylon với một mặt phủ lớp bạc mỏng và được cắt nhiều miếng lật tí hon. Khi mặt trong, tiếp xúc với da và không phủ bạc, hấp thụ nước hay mồ hôi, nó sẽ phồng lên. Hiện tượng này khiến các miếng lật cong ra ngoài. Sau đó, khi vật liệu khô đi, nylon co trở về kích thước ban đầu và các miếng lật đóng lại.

Nhóm nghiên cứu bổ sung lớp bạc dày 50 nanomet để phản lại nhiệt tỏa ra từ cơ thể vào bên trong, giúp giữ ấm cho người mặc khi những miếng lật đóng lại. Ban đầu, Hsu băn khoăn liệu sức nặng của lớp kim loại có cản trở hiệu ứng uốn cong của tấm lật hay không. Nhưng thực tế, lớp bạc còn làm tăng hiệu quả. Nguyên nhân là lớp bạc ở mặt trên của mỗi tấm lật không phồng lên, khiến nylon bên dưới buộc phải giãn nở ở đáy nhiều hơn ở trên, khiến nó cong thêm.

Để kiểm tra hiệu quả làm mát, nhóm nhà khoa học chế tạo một tấm vải kích thước 6 cm x 6 cm với những miếng lật dài vài mm. Kết quả, so với tấm vải kín làm bằng hỗn hợp polyester – spandex truyền thống, vải thoáng khí giữ ấm tốt hơn 16% khi các miếng lật đóng lại và mát hơn 14% khi chúng mở ra.

Thay vì làm cả bộ quần áo từ loại vải mới, nhóm chuyên gia cho rằng có thể gắn những mảnh vải ở một số vị trí nhất định, nơi mọi người đổ mồ hôi nhiều. Họ đang nghiên cứu cách thu nhỏ các miếng lật mà không làm mất tác dụng, đồng thời hy vọng thay thế được bạc bằng vật liệu nanocomposite có thể chế tạo với bất cứ màu sắc nào.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Nhóm sinh viên Bách khoa chế robot bay tiếp cận vật thể để sửa chữa

UAV - Robot ứng dụng để khảo sát, quan trắc, bảo dưỡng, sửa chữa tại các công trình cao tầng như nhà máy, tháp truyền hình, cột điện gió...

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.53) Hào Sĩ Phường (Thành phố Hồ Chí Minh): Chuyện đời trăm năm trong con hẻm nhỏ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tách biệt hoàn toàn với không khí ồn ào của phố thị, những ngôi nhà mang màu của thời gian, những nét văn hóa được gìn giữ qua hàng trăm năm ở con hẻm Hào Sĩ Phường đã đem đến một hình ảnh Sài Gòn đầy thi vị.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng (1874-2024) – Vươn ra biển lớn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.11

(nienlich.vn) Cảng Hải Phòng được thành lập năm 1874, đây là cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, với hệ thống thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu vận tải, thương mại quốc tế.

Di tích Thành cổ Quảng Trị (Quảng Trị) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.7) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Trong những thành cổ qua các triều đại phong kiến ở Việt Nam, Thành cổ Quảng Trị được nhắc đến nhiều nhất dù không phải là một kiến trúc đặc biệt. Nơi đây đã ghi dấu một trận chiến bi hùng của quân và dân ta, trở thành khúc tráng ca bất tử trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông.

Ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII

Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập công nghệ chuỗi khối và trí tuệ nhân tạo cho 1 triệu người tới 2023.