Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng ứng dụng Phát triển vật liệu nhẹ tại Việt Nam để bảo vệ môi...

Phát triển vật liệu nhẹ tại Việt Nam để bảo vệ môi trường

Trên thị trường Việt Nam hiện nay đã có một số doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu các loại vật liệu nhẹ.

Ngành xây dựng tại Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện xu hướng sử dụng các vật liệu xây dựng siêu nhẹ nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với môi trường phù hợp với xu hướng sống “Xanh” của người tiêu dùng nhằm kết nối con người, hướng hoạt động sống khỏe và gần gũi với thiên nhiên. Điều này tạo cơ hội cho các loại vật liệu thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng.

Vật liệu nhẹ là loại vật liệu được sản xuất, tái chế dựa trên công nghệ hiện đại để sử dụng trong ngành xây dựng, đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội như giảm chi phí, thi công nhanh và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, trong suốt vòng đời, vật liệu nhẹ sử dụng năng lượng ít hơn nên cũng tạo ra giá trị bền vững cho các công trình xây dựng.

Các vật liệu siêu nhẹ như bê tông nhẹ, khung giàn (kèo) nhẹ, vách thạch cao nhẹ, gạch nhẹ, gói nhẹ, tấm lợp nhẹ, đá nhân tạo, đá xuyên sang, đá veneer, đá siêu nhẹ được đánh giá là vật liệu thân thiện môi trường hàng đầu hiện nay. Ưu điểm của vật liệu nhẹ là sử dụng năng lượng ít hơn, độ bền tốt hơn trong khi khả năng chịu lực tương đương hoặc tốt hơn vật liệu truyền thống. Vật liệu siêu nhẹ còn có thể phản ứng nhanh hơn với những thay đổi về nhiệt độ, có khả năng làm mát nhanh ở những vùng khí hậu nóng. Vật liệu nhẹ cũng giúp giải bài toán kinh tế vì tốn ít chi phí hơn.

Trên thị trường Việt Nam hiện nay đã có một số doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu các loại vật liệu siêu nhẹ như Viglacera với sản phẩm tấm panel bê tông khí chưng áp, Đạt Phú Thịnh với gạch nhựa Vinyl, Công ty Vĩnh Cửu với gạch nhẹ, Thanh Phúc Group với đá siêu nhẹ …

Theo đánh giá của giới chuyên gia vật liệu xây dựng, không giống như các vật liệu tự nhiên, vật liệu siêu nhẹ trong đó có đá siêu nhẹ, ngoài những hoa văn cố định nhà sản xuất có thể tự thiết kế hoa văn theo nhu cầu và thị hiếu thị trường. Màu sắc của vật liệu siêu nhẹ cũng đa dạng hơn nhờ khả năng pha trộn, phối màu để tạo ra những tông màu phù hợp với sở thích của khách hàng.

Vật liệu siêu nhẹ hiện đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, từ thi công nội thất, ngoại thất, đến trang trí văn phòng, sảnh công ty, tiền sảnh các công trình lớn, biệt thự, resort, khu vui chơi giải trí, công viên, nhà ga, sân bay, khách sạn, phòng karaoke…

Tuy nhiên, việc ứng dụng vật liệu siêu nhẹ tại Việt Nam vẫn còn chưa phổ biến. Điển hình như gạch nhẹ mới chiếm tỷ lệ sử dụng 8-9% trên tổng số vật liệu xây dựng không nung. Theo các chuyên gia, việc các vật liệu mới khó chen chân vào thị trường vật liệu xây dựng hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà trước hết nằm ở tâm lý ngại thay đổi và lợi ích của việc sản xuất vật liệu cũ bị ảnh hưởng khi thay thế.

Bên cạnh đó, hiện nay hệ thống pháp luật quy định cho các vật liệu mới chưa hoàn thiện, dẫn đến quá trình ứng dụng nảy sinh nhiều vấn đề. Trên thực tế, đôi khi những vấn đề này không bắt nguồn từ doanh nhưng lại khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng và giá trị của các vật liệu mới bị nhìn sai lệch, từ đó cản trở khả năng lan tỏa của sản phẩm mới.

Các chuyên gia cho rằng, Bộ Xây dựng cần sớm ban hành các quy định việc xử lý, sử dụng vật liệu nhẹ trong xây dựng. Đồng thời, cần thiết có quy định bắt buộc hoặc khuyến khích các dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải sử dụng các sản phẩm mới để tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm năng lượng. Cùng với đó, tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng vật liệu nhẹ vào trong quá trình xây dựng.

Bên cạnh đó, đào tạo, có chương trình giảng dạy tại các trường chuyên ngành xây dựng về thiết kế, thi công sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện; khuyến khích hỗ trợ các trường, các trung tâm dạy nghề mở các khóa đào tạo ngắn hạn kỹ thuật cho công nhân sử dụng vật liệu nhẹ.

Theo Vietnamfinace

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.54) Làng đá Khuổi Ky (Cao Bằng): Làng đá cổ 400 năm nơi miền biên viễn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Bản đá Khuổi Ky thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, với những ngôi nhà sàn bằng đá mang dáng dấp cổ xưa, tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại cho vùng đất miền biên viễn.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Tiết mục múa xòe của thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tại chương trình tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V xác lập Kỷ lục Việt Nam

(kyluc.vn) Vào tối ngày 25/4/2024, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Chương trình Tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024. Cũng tại chương trình, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao kỷ lục: “Tiết mục múa xoè có số lượng thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tham gia biểu diễn chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đông nhất Việt Nam” cho Hội đồng Đội Trung ương.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tại Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thành đoàn Hải Phòng vừa phối hợp các đơn vị lựa chọn triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR360) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1868-2024) – 156 năm trân trọng tri thức – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.12

(nienlich.vn) Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các đô đốc, thống đốc. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử thư viện tiếp tục phát triển mạnh mẽ tới hôm nay cùng với nhiều tài liệu được số hóa.

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.