Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng vì cộng đồng 3 nữ sinh giành giải thưởng hơn 2 tỷ đồng với ý...

3 nữ sinh giành giải thưởng hơn 2 tỷ đồng với ý tưởng băng vệ sinh tự hủy

3 học sinh Việt Nam đã xuất sắc đoạt giải Nhất trị giá 100.000 USD tại cuộc thi The Earth Prize (Giải Thưởng Trái Đất) với ý tưởng sản xuất băng vệ sinh tự phân hủy

Nhóm 3 nữ sinh Việt Nam đã vượt qua hơn 650 đội thi từ 516 trường học của 114 quốc gia và vùng lãnh thổ để giành giải Nhất của cuộc thi quốc tế về sáng kiến bảo vệ môi trường The Earth Prize. Các em là đại diện Việt Nam duy nhất lọt vào vòng chung kết và cũng là quán quân đầu tiên của giải thưởng này.

Từ trái qua: Lương Anh Khánh Huyền (16 tuổi), Trần Quỳnh Anh (15 tuổi) và Bùi Tú Uyên (17 tuổi)

Với ý tưởng sản xuất băng vệ sinh từ vỏ thanh long, cả ba đã thuyết phục hội đồng giám khảo khi giải quyết được cả vấn đề rác thải nông nghiệp và rác thải sinh hoạt.

Bắt đầu nghiên cứu từ tháng 7/2021, các nữ sinh đã xem xét nhiều loại vật liệu như tre, chuối nhưng chưa phù hợp do yêu cầu khắt khe về phương pháp xử lý, trồng trọt, hay giá thành cao.

Cũng trong thời gian đó, với phong trào ‘giải cứu’ quả thanh long, nhóm bạn cũng tìm đọc được những bài báo khoa học về khả năng thấm nước tốt của vỏ thanh long. Từ đó, 3 cô gái quyết định chọn vỏ thanh long làm vật liệu chính để nghiên cứu phát triển sản phẩm của mình.

Để tìm ra một phương án phù hợp với yêu cầu, nhóm đã nhiều lần thức trắng đêm để phải đọc nhiều tài liệu, nghiên cứu về nguyên vật liệu, cũng như tính toán chi phí nhân công, sản xuất.

“Băng vệ sinh thông thường mất khoảng 500 năm để phân hủy ngoài môi trường, ngoài ra chất thấm hút của băng vệ sinh cũng là vấn đề lớn cho việc phân loại rác thải. Chúng em cảm thấy đây là một vấn đề lớn nhưng lại bị “bỏ rơi” khá lâu ở Việt Nam nói riêng và các nước nói chung” – Tú Uyên, phụ trách nghiên cứu kỹ thuật cho hay.

Nhóm bạn trẻ hi vọng, với sáng kiến lần này của mình, các em có thể truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ khác mạnh dạn phát triển ý tưởng sáng tạo của mình.

“Chúng em chưa bao giờ gặp bất đồng nào trong quá trình làm việc. Khó khăn lớn nhất của chúng em là ở cá nhân mỗi người, do không thể gặp nhau và luôn có những công việc riêng” – các nữ sinh cho biết.

Vì thế, để cân bằng được việc học tập và nghiên cứu, nhóm bạn nữ đã rèn luyện khả năng thao tác nhiều công việc một lúc để tiết kiệm thời gian. Các em cũng cho biết, đã nhận được nhiều hỗ trợ từ bố mẹ, thầy cô hướng dẫn và những người xung quanh. Mẹ của Tú Uyên đã cùng em thực hiện nhiều thí nghiệm để kiểm chứng những tính chất lý hóa của vỏ thanh long, từ đó chọn lựa được nguyên liệu phù hợp cho sản phẩm băng vệ sinh tự phân hủy.

Từ số tiền có được từ giải thưởng, ba nữ sinh dự định sẽ startup với 300.000USD (đã bao gồm chi phí nhân công và một lần nâng cấp máy móc) để sản xuất sản phẩm phục vụ thị trường. Nhóm tính toán, năm 2022 và 2023 sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Sau khi đã có được sản phẩm mẫu, các em sẽ thử nghiệm sản phẩm ở quy mô lớn bằng cách cung cấp mẫu thử miễn phí tại các trường học, phòng vệ sinh, phòng y tế, đồng thời khảo sát đánh giá của người dùng.

Ba nữ sinh hi vọng có thể hòa vốn sau 5 năm và tiếp tục nghiên cứu những ưu điểm của vỏ thanh long cho những sản phẩm khác như tã và khăn lau tái sử dụng. Đồng thời, tham vọng mở rộng sản xuất sang các nước có điều kiện thuận lợi để trồng thanh long sau khi doanh nghiệp đã có thời gian phát triển ổn định.

Chia sẻ với VietNamNet, chị Lan Anh, mẹ em Lương Anh Khánh Huyền, kể đến phút cuối cùng các em mới thông báo cho gia đình rằng mình đoạt giải Nhất, ai cũng bất ngờ và vui mừng. Các gia đình sẽ tiếp tục ủng hộ các con tiếp tục con đường nghiên cứu khoa học.

Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam Ivo Sieber chia sẻ ông cảm thấy rất ấn tượng và vô cùng tin tưởng vào năng lực của học sinh Việt Nam ngày nay.

“Những gì chúng ta được chứng kiến ngày hôm nay tại đây là minh chứng rất rõ nét cho khả năng phát triển của học sinh – sinh viên Việt Nam khi có một môi trường giáo dục toàn diện. Việt Nam đang có những bước tiến rất lớn trong việc xây dựng một nền giáo dục vững chắc để học sinh phát huy tài năng của mình. Chúng ta nên tạo nhiều điều kiện hơn để học sinh được tự do phát triển khả năng của bản và đưa ra nhiều hơn những ý tưởng sáng tạo” – Ông Ivo Sieber nói.

Bắt đầu từ tháng 9 năm 2021, cuộc thi The Earth Prize nhằm tìm kiếm những sáng kiến thiết thực nhất để giải quyết các vấn đề về môi trường được tổ chức bởi tổ chức phi chính phủ The Earth Foundation – một tổ chức đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ. Cuộc thi dành cho học sinh trên toàn thế giới trong độ tuổi từ 13 đến 19, với tổng giá trị giải thưởng lên đến 200.000 USD. Hội đồng giám khảo của cuộc thi bao gồm nhiều nhân vật nổi tiếng và chuyên môn cao trong các vấn đề về môi trường.

Theo Vietnamnet

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1868-2024) – 156 năm trân trọng tri thức – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.12

(nienlich.vn) Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các đô đốc, thống đốc. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử thư viện tiếp tục phát triển mạnh mẽ tới hôm nay cùng với nhiều tài liệu được số hóa.

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Khu di tích Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.8) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cách đây hơn 200 năm, chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đã đánh tan 4 vạn quân Xiêm xâm lược nước ta. Đây là một chiến công chống ngoại xâm lừng lẫy của nhân dân miền Nam và được coi là lớn nhất trong 5 thế kỷ, kể từ chiến thắng Bạch Đằng ở thế kỷ thứ XIII. Với chiến thắng này, nhân dân Nam bộ đã nêu cao truyền thống anh hùng của dân tộc ta. Những người cao niên ở vùng quê sông nước Nam bộ vẫn còn nhớ những câu ca: “Rạch Gầm - Xoài Mút tăm tăm/Xê xuống chút nữa tới vàm Mỹ Tho/Bần Gie đóm đậu sáng trời/Rạch Gầm - Xoài Mút muôn đời oai linh”.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.53) Hào Sĩ Phường (Thành phố Hồ Chí Minh): Chuyện đời trăm năm trong con hẻm nhỏ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tách biệt hoàn toàn với không khí ồn ào của phố thị, những ngôi nhà mang màu của thời gian, những nét văn hóa được gìn giữ qua hàng trăm năm ở con hẻm Hào Sĩ Phường đã đem đến một hình ảnh Sài Gòn đầy thi vị.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.