Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng vì cộng đồng Chuyên gia đề xuất dùng thuật toán dự báo dịch Covid-19

Chuyên gia đề xuất dùng thuật toán dự báo dịch Covid-19

Nhóm nghiên cứu độc lập đề xuất các chỉ số định lượng đánh giá nguy cơ, diễn biến dịch Covid-19 tại Việt Nam dựa trên các mô hình dịch tễ tiêu chuẩn thế giới.

Đề xuất được nhóm nghiên cứu Onyx (Công ty khoa học công nghệ, hoạt động trong lĩnh vực bảo mật phần cứng) nêu tại seminar online về “Đánh giá nguy cơ, diễn biến và dự báo cho dịch Covid-19” do Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức chiều 26/8. Thành viên chính của nhóm nghiên cứu gồm TS Hà Thành Trung, tiến sỹ Toán thống kê, Đại học Florida, Mỹ, Postdoc về Y tế cộng đồng, Đại học Central Florida, Mỹ, và nhà phát minh Nguyễn Khương Tuấn, nhà sáng lập Onyx và STECH.

Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu đầu vào là các chủng virus, số ca nhiễm được báo cáo phát hiện mỗi ngày đăng tải trên VnExpress, cùng với dữ liệu về hành vi xã hội như Google mobility. Ngoài ra, thông tin về các ngày cách ly phong tỏa, các ngày xét nghiệm diện rộng, số ca ngoài cộng đồng… cũng được đưa vào để phân tích. Ví dụ nhóm nêu ra chủng Delta với hệ số lây nhiễm cơ bản R0 = 5 và thời gian nối tiếp T = 4 có thể tạo ra ổ dịch với khoảng 4.000 ca bệnh trong 20 ngày.

Biểu đồ tính toán diễn biến dịch tại các tỉnh của nhóm nghiên cứu. Ảnh chụp màn hình

Biểu đồ tính toán diễn biến dịch tại các tỉnh của nhóm nghiên cứu. Ảnh chụp màn hình

Phương pháp gồm có ba phần. Phần một đánh giá nguy cơ trước khi bệnh dịch xảy ra hoặc khi chúng ta mới phát hiện một ổ dịch. Phần hai, đánh giá diễn biến dịch theo thời gian thực khi đã có dữ liệu là số ca được phát hiện mỗi ngày. Phần ba, dự báo số ca hệ thống y tế có thể phát hiện trong tương lai trong điều kiện tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiện tại. Dự báo này để chuẩn bị hậu cần, ví dụ số giường chăm sóc đặc biệt.

Để đưa ra đánh giá định lượng dịch Covid-19, nhóm sử dụng mô hình có chỉ số Rt (Effectieve Reproduction Number Rt), còn gọi là hệ số lây nhiễm hiệu dụng. Đây là chỉ số được sử dụng ở nhiều nước như Đức, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Na Uy và Tây Ban Nha, Hong Kong (Trung Quốc). Rt là chỉ số thể hiện số lượng ca nhiễm phát sinh từ một cá thể bệnh trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng thời gian này phụ thuộc từng chủng virus). Những ngày đầu, một cá thể có thể lây lan cho vài người trước khi được cách ly (Rt > 1). Sau khi cộng đồng được cảnh báo, các biện pháp phòng, chống dịch được áp dụng thì Rt sẽ giảm dần. Chỉ khi Rt nhỏ hơn 1 nhiều ngày thì dịch bệnh mới được kiểm soát. Kết quả từ mô hình, bao gồm các chỉ số được xây dựng thành các biểu đồ cho cả nước và từng khu vực.

Nhóm Onyx cho biết, phương pháp này có thể áp dụng đến cấp huyện, xã, phường… khi dữ liệu đầu vào tốt và có đủ cho ít nhất 11 ngày. Độ chính xác phụ thuộc giả thiết và dữ liệu đầu vào có tốt hay không. “Qua quá trình sử dụng, mô hình cho ước lượng và dự báo tốt, kết quả có sai số dưới 6% cho tổng số ca được báo cáo trong 21 ngày tương lai”, TS Trung cho biết. Các dự báo đã công bố tại trang web onyx.vn/covid/update.html. Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, chính quyền các địa phương có thể sử dụng dự báo này để đưa ra phương án phòng chống dịch hiệu quả.

Trong đợt dịch bùng phát ở Đà Nẵng tháng 7/2020, dựa trên mô hình này, TS Hà Thành Trung đã dự đoán ca lây nhiễm, ổ dịch và diễn biến của dịch (như có khoảng 127 ca cho tới ngày 21/7/2020, sau đó mỗi 4 ngày có thêm khoảng 64 ca do các biện pháp chống dịch làm Rt xấp xỉ 1, và dịch sẽ bị kiểm soát và kết thúc khi Rt < 1), do đó không cần phải phong tỏa cả nước như đợt dịch đầu.

Một trong những phát hiện của nhóm phân tích là sự kiện siêu lây nhiễm xuất hiện ở TP HCM, thời điểm người dân tràn ra đường mua sắm, tích trữ thực phẩm vào ngày 8/7 (trước khi thực hiện Chỉ thị 16). Với chu trình ủ bệnh là 5 ngày, cộng với các khâu xét nghiệm, truy vết, đánh mã số, nhóm cho rằng thời gian từ thời điểm nhiễm virus đến lúc báo cáo phát hiện bệnh là khoảng 10 ngày. Vậy nên, ngày 18/7, TP HCM báo cáo số ca nhiễm kỷ lục với ít nhất 1.600 trường hợp.

Tính toán bằng các phương pháp khác nhau, nhóm phân tích cho rằng sự kiện ngày 8/7 làm tăng thêm ít nhất 10.000 ca bệnh được báo cáo cho tới ngày 6/8. Nghiên cứu này đã được công bố tại trang web onyx.vn/covid/ssln.html.

Với mô hình trên, nhóm thực hiện dự báo chính xác xu hướng dịch vẫn tiếp tục đi lên ở Bình Dương, nhưng số ca được dự báo chỉ khớp 4 ngày đầu, sau đó thấp hơn số ca được báo cáo do dữ liệu ở Bình Dương không tốt (dự báo số ca tiếp tục tăng chậm từ khoảng 2.800 đến 3.200 từ 16/8).

Theo nhóm nghiên cứu, TP HCM đã qua đỉnh dịch sau hôm 27/7 khoảng vài ngày, sau đó dịch đi ngang. Tuy nhiên, với các biện pháp phòng chống dịch mới được áp dụng từ ngày 23/8, vẫn chưa thể xác định được khi nào đỉnh dịch ở TP HCM sẽ giảm xuống dưới 1000 hay 100 ca/ngày. Nguyên nhân là do các chỉ số không ổn định ngay sau khi TP HCM áp dụng các biện pháp chống dịch mới như siết chặt giãn cách và thay đổi quy mô xét nghiệm. Sau khi các chiến lược mới này ổn định trở lại mới có thể tính toán dự báo.

“Các kết quả đầu ra cho thấy mô hình này đánh giá diễn biến và dự báo khá chính xác nên đây có thể xem là một công cụ để giúp lên kế hoạch phòng, chống dịch”, theo nhóm Onyx.

Theo Vn Express

CÁC TIN KHÁC

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Thiết bị tìm người mất tích của sinh viên Hà Nội

Sản phẩm mang tên Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân (SkyHelper) do bốn sinh viên thực hiện.

Nhà khoa học Việt thiết kế chương trình tập chống vẹo cột sống

Nhóm nhà khoa học Viện Vật lý Y Sinh học xây dựng chương trình tập luyện giúp giảm 4 độ vẹo cột sống thắt lưng sau 3 tháng.

Mở cánh cổng vào thế giới số cho người khuyết tật

Gần 400 người khuyết tật từ 23 tỉnh thành trên cả nước đã tham gia tập huấn kiến thức kỹ thuật số thông qua một dự án do Đại học RMIT chủ trì. Dự án còn bao hàm nghiên cứu và chuỗi đối thoại chính sách nhằm thúc đẩy hòa nhập xã hội về công nghệ thông tin và truyền thông.

Sinh viên chế tạo tay robot cho người sau tai biến

Nhóm sinh viên tại TP HCM chế tạo bàn tay robot giúp khôi phục hoạt động bàn tay người tai biến, giúp họ giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Website bảo tồn dân ca quan họ được xây dựng bởi học sinh THCS

Website 'Hành trình về miền di sản quan họ' của học sinh Trường THCS Cầu Giấy đoạt giải Đặc biệt cuộc thi Sáng tạo năm 2023.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Khu di tích Chiến trường Điện Biên Phủ (Điện Biên) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã để lại cho mảnh đất Điện Biên Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, đây là một di tích có ý nghĩa giá trị lịch sử lớn lao đối với dân tộc Việt Nam cũng như đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, có giá trị rất lớn về lịch sử, văn hóa, xã hội và khoa học. Hằng năm, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách từ mọi miền đến tìm hiểu, tham quan và nghiên cứu những chứng tích còn lại của chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.45) Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh): Nơi khắc ghi dấu ấn lịch sử của thành phố – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc đặc sắc, một di tích lịch sử đặc biệt và là biểu tượng của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đây còn là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước.

TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.8) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Các khu di tích lịch sử là nơi ghi dấu ấn một thời của lịch sử dân tộc ta. Đến các khu di tích lịch sử, mỗi người không chỉ hiểu hơn về lịch sử dân tộc của một thời kỳ mà còn được khám phá những điều thú vị, hiểu hơn về cuộc sống của một thời kỳ hay bản sắc của một dân tộc nào đó.

Giỗ Tổ Hùng Vương: Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba

(IDEATIMES) Giỗ Tổ Hùng Vương, còn được gọi là Quốc Giỗ hay Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ truyền thống của người Việt nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.45) Đền Hùng (Phú Thọ): Nơi cội nguồn dân tộc – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, các di tích tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được các triều đại và nhân dân gìn giữ, hương khói phụng thờ, đã trở thành điểm hội tụ văn hoá tâm linh, tín ngưỡng, phong tục, thể hiện tình cảm, sự tri ân công ơn của các vua Hùng và tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Những cỗ máy ‘có một không hai’ trong lịch sử

Một số cỗ máy kỳ lạ nhất từng được thiết kế và chế tạo trong lịch sử nhân loại, từ máy tính cổ nhất thế giới của người Hy Lạp tới máy bay cánh chim của Leonardo da Vinci.