Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng vì cộng đồng Nhóm kỹ sư, bác sĩ sáng tạo giải pháp lấy mẫu...

[Sáng tạo Việt Nam] Nhóm kỹ sư, bác sĩ sáng tạo giải pháp lấy mẫu Covid-19 tại nhà

Giải pháp do TS.BS Hồ Hữu Thọ cùng các kỹ sư công nghệ sáng tạo giúp người dân tự lấy mẫu tại nhà, kết nối để tình nguyện viên chuyển mẫu đi xét nghiệm.

BS Thọ là Trưởng phòng công nghệ gene và Di truyền tế bào, Học viện Quân y đã sáng tạo ra bộ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại nhà để ai cũng có thể dễ dàng thực hiện.

Bộ lấy mẫu gồm một ống xy-lanh được gắn với đầu tăm bông, ống giữ mẫu. Để lấy dịch hầu họng, người dùng cần khạc sâu, sau đó ngậm đầu tăng bông để kéo nước bọt vào khoang miệng. Khi đầu tăm bông thấm ướt trong miệng, kéo từ từ xy lanh hút lấy đủ 0,5-1 ml, rút bỏ đầu tăm bông, cho dịch nước bọt vào ống giữ mẫu và đậy chặt nắp, bỏ vào túi kẹp zip, hoàn tất khâu lấy mẫu. Mẫu nước bọt này sẽ được các tình nguyện viên thu gom, chuyển đến phòng xét nghiệm Covid-19.

BS Hồ Hữu Thọ hướng dẫn cách lẫy mẫu dịch hầu họng. Ảnh cắt từ video

BS Hồ Hữu Thọ hướng dẫn cách lẫy mẫu dịch hầu họng. Ảnh cắt từ video

Theo TS Thọ, ưu điểm của phương pháp này là có thể lấy mẫu trên diện rộng trong thời gian ngắn, tiết kiệm nhân lực y tế, tránh tiếp xúc đông người, truy tìm F0 dễ dàng trong cộng đồng.

Để triển khai rộng trong thực tế, nhóm nghiên cứu phối hợp cùng Công ty Cổ phần công nghệ Giáo dục GaraSTEAM, phát triển nền tảng kết nối, xây dựng mạng lưới tình nguyện viên thu gom mẫu. Chỉ trong thời gian ngắn, 7 kỹ sư bắt tay thực hiện xây dựng app Masa, sử dụng nền tảng bản đồ google map.

ThS Trương Võ Hữu Thiên, Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ Giáo dục GaraSTEAM cho biết, app sử dụng nền tảng xử lý trên máy chủ là công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu phân tán MongoDB và nền tảng lập trình di động React Native. Masa hoạt động giống như ứng dụng giao hàng grab.

Khi có nhu cầu xét nghiệm Covid-19, người dùng chỉ cần tải ứng dụng, điền thông tin theo hướng dẫn. Tình nguyện viên sẽ đến nhà đưa bộ thu mẫu và gom mẫu đến phòng thí nghiệm. Ứng dụng có thể đăng ký cho nhiều người cùng lúc. “Sau khi đưa vào vận hành, nhóm sẽ tiếp tục nâng cấp ứng dụng để thêm các tính năng hỗ trợ F0 tại nhà”, ông Thiên nói. App cũng có các tính năng theo dõi hành trình người giao nhận mẫu, lịch sử các đơn hàng giao và trạng thái mẫu đang giao, kiểm tra kết quả xét nghiệm.

Màn hình điện thoại hiển thị tình nguyện viên đi lấy mẫu trên giao diện của MASA. Ảnh: NVCC

Màn hình điện thoại hiển thị tình nguyện viên đi lấy mẫu trên giao diện của Masa. Ảnh: NVCC

Điều phối toàn bộ hệ thống gồm tình nguyện viên, lấy mẫu, phòng xét nghiệm, xây dựng nền tảng công nghệ… là PGS.TS Nguyễn Đức Hoàng, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM.

Theo TS.BS Hồ Hữu Thọ, giải pháp này sẽ giải quyết được nút thắt về lượng mẫu vượt quá năng lực xét nghiệm hiện nay bởi có thể phối hợp giữa lấy mẫu đơn, mẫu gộp và xét nghiệm kháng nguyên nhanh. Giải pháp có thể xét nghiệm 50.000-100.000 mẫu/ngày. “Bộ lấy mẫu đã được Bộ Y tế cấp phép, triển khai thành công ở Hà Nội, Bắc Giang”, ông Thọ cho biết.

Ngày 20/8, Masa bắt đầu kêu gọi các tình nguyên viên dự kiến khoảng 1.000 người bao gồm cả các đoàn thiện nguyện đang hoạt động ở TP HCM, sau đó xét nghiệm RT-PCR sàng lọc Covid-19. Đội tình nguyện viên này đảm bảo việc giao và thu gom mẫu xét nghiệm. Chi phí xét nghiệm (600.000 đồng/mẫu) cho các tình nguyện viên và vận hành dự án được doanh nghiệp, mạnh thường quân trong nước và ở Nhật Bản tài trợ.

Giải pháp công nghệ Masa vừa ra mắt trên cổng thông tin Chương trình Đổi mới sáng tạo ứng phó Covid-19 của Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM. Nhóm nghiên cứu dự kiến đưa ứng dụng này vào vận hành thực tế từ ngày 2/9.

Hiện việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 được triển khai theo trọng điểm tại nhiều địa phương có dịch như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương… quy mô lên tới hàng nghìn người. Người được lấy mẫu được thông báo đến điểm quy định, sau đó xếp hàng chờ nhân viên y tế lấy mẫu. Người có kết quả dương tính với Covid-19 sẽ nhận được thông báo qua tin nhắn.

Số liệu Bộ Y tế thống kê trên cả nước trong 24 giờ qua (tính từ 18h ngày 19/8 đến 18h ngày 20/8) đã thực hiện 178.038 xét nghiệm cho 376.152 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27 đến nay đã thực hiện 9.056.328 mẫu cho 26.138.265 lượt người.

Theo Vn Express

CÁC TIN KHÁC

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Thiết bị tìm người mất tích của sinh viên Hà Nội

Sản phẩm mang tên Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân (SkyHelper) do bốn sinh viên thực hiện.

Nhà khoa học Việt thiết kế chương trình tập chống vẹo cột sống

Nhóm nhà khoa học Viện Vật lý Y Sinh học xây dựng chương trình tập luyện giúp giảm 4 độ vẹo cột sống thắt lưng sau 3 tháng.

Mở cánh cổng vào thế giới số cho người khuyết tật

Gần 400 người khuyết tật từ 23 tỉnh thành trên cả nước đã tham gia tập huấn kiến thức kỹ thuật số thông qua một dự án do Đại học RMIT chủ trì. Dự án còn bao hàm nghiên cứu và chuỗi đối thoại chính sách nhằm thúc đẩy hòa nhập xã hội về công nghệ thông tin và truyền thông.

Sinh viên chế tạo tay robot cho người sau tai biến

Nhóm sinh viên tại TP HCM chế tạo bàn tay robot giúp khôi phục hoạt động bàn tay người tai biến, giúp họ giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Website bảo tồn dân ca quan họ được xây dựng bởi học sinh THCS

Website 'Hành trình về miền di sản quan họ' của học sinh Trường THCS Cầu Giấy đoạt giải Đặc biệt cuộc thi Sáng tạo năm 2023.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Nghiên cứu cho thấy AI giúp con người cảm thấy được lắng nghe

Một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phát hiện rằng tin nhắn do trí tuệ nhân tạo (AI) phản hồi mang lại cảm giác được lắng nghe nhiều hơn tin nhắn do một người có khả năng giao tiếp non nớt.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.48) Làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên Huế): Di sản trăm năm bên dòng Ô Lâu – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Với vẻ hiền hòa, yên bình được bồi đắp hơn 500 năm nay từ dòng sông Ô Lâu huyền thoại bốn mùa trong xanh, bao bọc lấy ngôi làng, Phước Tích như một bức tranh quê đặc trưng không chỉ ở dáng dấp bên ngoài với cây đa, bến nước, sân đình… mà còn ở những trầm tích di sản và nét văn hóa mà những con người ở Phước Tích xây dựng và bồi đắp nên qua bao thế hệ.

Meta tung ra trợ lý AI cải tiến, cạnh tranh vị trí dẫn đầu với OpenAI

Meta Platforms vừa phát hành các phiên bản của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mới nhất mang tên Llama 3, cùng với một trình tạo hình ảnh có khả năng cập nhật hình ảnh theo thời gian thực dựa trên các yêu cầu bằng văn bản của người dùng. Đây được xem là một bước đi của Meta nhằm bắt kịp OpenAI, công ty dẫn đầu thị trường Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh.

[WOWTIMES – VIETKINGS] (1922-2024) Khách sạn Dalat Palace – Châu Âu cổ kính giữa lòng phố núi – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.6

(nienlich.vn) Khách sạn Dalat Palace là một trong những công trình điển hình cho di sản kiến trúc Pháp ở xứ sở sương mù Đà Lạt. Không những thế, công trình này còn là chứng tích đánh dấu sự hình thành và phát triển của cao nguyên Lâm Viên, là địa chỉ đỏ gắn với sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh này.

Quần thể di tích hồ Gươm – đền Ngọc Sơn (Hà Nội) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với người dân Hà Nội, Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn là niềm tự hào. Còn với người dân ở các tỉnh, thành phố khác thì từ lâu hình ảnh Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn đã gần như trở thành 1 biểu tượng của Hà Nội. Không những thế đây còn là một điểm đến chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của thủ đô, là nơi mà bất kỳ du khách nào cũng phải ghé thăm khi đến với Hà Nội. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn bao gồm hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn và khu tưởng niệm vua Lê.

Khởi động Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 với nhiều điểm mới

Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 (VCA 2024) bên cạnh 7 hạng mục giải thưởng đã được công bố từ VCA 2023, năm 2024 Ban tổ chức đã bổ sung thêm hạng mục thứ 8.