Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Mạo hiểm nhảy dù từ núi Everest, người đàn ông đi vào...

Mạo hiểm nhảy dù từ núi Everest, người đàn ông đi vào lịch sử thế giới

Thành tích của Pierre Carter mở ra cơ hội cho những người ưa mạo hiểm thực hiện hành trình bay trên đỉnh núi cao nhất thế giới trong tương lai.

Mạo hiểm nhảy dù từ núi Everest, người đàn ông đi vào lịch sử thế giới
Người đàn ông nhảy dù từ núi Everest đi vào lịch sử

Người đàn ông đến từ Nam Phi khiến nhiều người ngưỡng mộ khi hoàn thành lần nhảy dù từ độ cao gần 8.000 mét để ngắm nhìn dãy núi Himalaya hùng vĩ.

Nhiều người từng chinh phục Everest nói rằng leo xuống núi mới thực sự là khoảng thời gian khó khăn, khó hơn nhiều so với lúc lên. Và Pierre Carter, một người đam mê thể thao mạo hiểm, chinh phục Everest nhiều lần, đã nghĩ ra một cách giải quyết ngoạn mục.

Người đàn ông đến từ Nam Phi lựa chọn nhảy dù từ trên cao xuống, vừa có thể xuống núi nhanh nhất vừa có thể chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời.

Ý tưởng của Pierre Carter đã nhiều lần vấp phải sự phản đối, tuy nhiên, mới đây, anh đã chính thức được chính phủ Nepal cấp phép để thực hiện việc nhảy dù từ Everest. Anh đi vào lịch sử, trở thành người đầu tiên được chính phủ Nepal cấp phép.

Với tốc độ chao lượn 80 km/giờ, Pierre Carter chỉ mất 20 phút để chạm đất tại một ngôi làng nhỏ Gorak Shep, cách trại căn cứ khoảng 7 km, ở độ cao 5.164m so với mực nước biển.

Hành trình nhảy dù trên Everest của Pierre Carter là một chặng đường dài. Là một người đam mê leo núi và thích chơi dù lượn từ lâu nhưng Pierre Carter phải chờ đến thời điểm thiết bị nhảy dù ngày càng được cải tiến, nhẹ hơn thì anh mới quyết định thực hiện ý tưởng táo bạo đưa dù lên nhảy từ núi Everest.

Để thực hiện hóa ý tưởng lớn, Pierre Carter đã kết hợp với một công ty chuyên cung cấp các hoạt động trên đỉnh núi có kinh nghiệm 40 năm.

Dawa Steven, giám đốc điều hành công ty, đồng thời là người Nepal bản địa và là một Sherpa nhiều kinh nghiệm leo Everest cho biết: “Tôi từng nói với Pierre Carter rằng chuyện đó sẽ không bao giờ thành hiện thực nhưng thật may mắn khi anh ấy làm được. Tôi không chắc chính xác điều gì nhưng có gì đó hoàn toàn mới đã đến. Anh ấy đã được cấp giấy phép hợp pháp”.

Tuy nhiên, điều kiện mà Pierre Carter phải chấp hành đó là không được nhảy từ đỉnh núi Everest. Anh chỉ có thể khởi hành từ độ cao không quá 8.000 mét.

Ban đầu, Pierre Carter dự định sẽ leo lên đỉnh Everest, sau đó quay lại điểm South Col và nhảy dù từ đó, độ cao gần 8.000 mét. Nhưng trên đường lên núi, anh bị mệt, thời tiết không thuận lợi và kế hoạch phải thay đổi. Một là đi lên đỉnh núi, hai là dừng lại ở điểm đã định trước và thực hiện nhảy dù.

Pierre Carter giải thích rằng: “Khi thực hiện cú nhảy từ độ cao đó, bạn phải tính toán được thời tiết nơi bạn đang đứng, thời tiết ở lưng chừng núi và thời tiết ở nơi bạn hạ cánh. Tất cả phải thật tỉ mỉ và cẩn thận”.

Cuối cùng, Pierre Carter đã thành công. Tổng cộng, anh mấy hơn 7 tuần để đến Nepal và leo lên đỉnh núi cao nhất thế giới nhưng chỉ mất khoảng 20 phút để xuống núi.

Trong kế hoạch ban đầu, Pierre Carter và Sherpa của anh dự định sẽ dừng chân nghỉ ở Everest Base Camp, độ cao khoảng hơn 5.000 mét nhưng sau đó anh từ bỏ vì nếu gió quá mạnh, Pierre Carter có thể bị gãy chân khi hạ cánh tại đây.

Pierre Carter hạ cánh ở một ngôi làng gần trại căn cứ và anh phải thay đôi ủng tuyết đang đi bằng một đôi giày thông thường để đi bộ về căn cứ.

Mục tiêu tiếp theo của Pierre Carter là leo lên đỉnh và nhảy dù xuống tất cả 7 ngọn núi cao nhất thế giới.

Theo Infonet

CÁC TIN KHÁC

Nghiên cứu cho thấy AI giúp con người cảm thấy được lắng nghe

Một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phát hiện rằng tin nhắn do trí tuệ nhân tạo (AI) phản hồi mang lại cảm giác được lắng nghe nhiều hơn tin nhắn do một người có khả năng giao tiếp non nớt.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Những cỗ máy ‘có một không hai’ trong lịch sử

Một số cỗ máy kỳ lạ nhất từng được thiết kế và chế tạo trong lịch sử nhân loại, từ máy tính cổ nhất thế giới của người Hy Lạp tới máy bay cánh chim của Leonardo da Vinci.

Tìm kiếm trên Internet sẽ thay đổi

Mô hình tìm kiếm thông tin trên Internet hiện nay chủ yếu xoay quanh Google; người dùng gõ từ khóa thông tin muốn tìm, bộ máy tìm kiếm của Google chạy hết tốc lực trong chốc lát trả về kết quả là những trang web chứa thông tin muốn tìm kiếm dựa trên nhiều tiêu chí.

Khoa học tìm ra cơ chế giúp não bộ biến trải nghiệm thành ký ức dài hạn, bạn cũng có thể thử xem sao

Theo định nghĩa, ký ức là quá trình diễn ra liên tục của hành động lưu giữ thông tin theo thời gian, chúng tạo nên một “kịch bản” mà dựa vào đó, một người có thể luận ra lý lẽ và hành động trong thực tế. Dù mô tả được đến vậy, với chúng ta ký ức vẫn chứa đựng vô vàn bí ẩn. Một số sự kiện được não bộ lưu giữ một cách rõ ràng dù chúng xảy ra đã lâu, trong khi đó có những sự kiện mờ dần vào quên lãng dù mới diễn ra ngày hôm qua. Để giải thích một phần bí ẩn kỳ lạ này, các nhà khoa học thực hiện một loạt các nghiên cứu, và báo cáo vừa mới được xuất bản trên tạp chí Science hồi cuối tháng Ba.

Tiết lộ góc khuất đằng sau thành công rực rỡ của OpenAI: lệ thuộc vào một “mỏ vàng số” do Google nắm giữ

Đây cũng là thách thức khó khăn mà toàn ngành AI đang gặp phải khi phát triển các công cụ AI mới.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Nghiên cứu cho thấy AI giúp con người cảm thấy được lắng nghe

Một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phát hiện rằng tin nhắn do trí tuệ nhân tạo (AI) phản hồi mang lại cảm giác được lắng nghe nhiều hơn tin nhắn do một người có khả năng giao tiếp non nớt.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.48) Làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên Huế): Di sản trăm năm bên dòng Ô Lâu – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Với vẻ hiền hòa, yên bình được bồi đắp hơn 500 năm nay từ dòng sông Ô Lâu huyền thoại bốn mùa trong xanh, bao bọc lấy ngôi làng, Phước Tích như một bức tranh quê đặc trưng không chỉ ở dáng dấp bên ngoài với cây đa, bến nước, sân đình… mà còn ở những trầm tích di sản và nét văn hóa mà những con người ở Phước Tích xây dựng và bồi đắp nên qua bao thế hệ.

Meta tung ra trợ lý AI cải tiến, cạnh tranh vị trí dẫn đầu với OpenAI

Meta Platforms vừa phát hành các phiên bản của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mới nhất mang tên Llama 3, cùng với một trình tạo hình ảnh có khả năng cập nhật hình ảnh theo thời gian thực dựa trên các yêu cầu bằng văn bản của người dùng. Đây được xem là một bước đi của Meta nhằm bắt kịp OpenAI, công ty dẫn đầu thị trường Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh.

[WOWTIMES – VIETKINGS] (1922-2024) Khách sạn Dalat Palace – Châu Âu cổ kính giữa lòng phố núi – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.6

(nienlich.vn) Khách sạn Dalat Palace là một trong những công trình điển hình cho di sản kiến trúc Pháp ở xứ sở sương mù Đà Lạt. Không những thế, công trình này còn là chứng tích đánh dấu sự hình thành và phát triển của cao nguyên Lâm Viên, là địa chỉ đỏ gắn với sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh này.

Quần thể di tích hồ Gươm – đền Ngọc Sơn (Hà Nội) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với người dân Hà Nội, Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn là niềm tự hào. Còn với người dân ở các tỉnh, thành phố khác thì từ lâu hình ảnh Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn đã gần như trở thành 1 biểu tượng của Hà Nội. Không những thế đây còn là một điểm đến chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của thủ đô, là nơi mà bất kỳ du khách nào cũng phải ghé thăm khi đến với Hà Nội. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn bao gồm hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn và khu tưởng niệm vua Lê.

Khởi động Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 với nhiều điểm mới

Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 (VCA 2024) bên cạnh 7 hạng mục giải thưởng đã được công bố từ VCA 2023, năm 2024 Ban tổ chức đã bổ sung thêm hạng mục thứ 8.