Trang chủ Tin tức Việt Nam Vườn ươm khởi nghiệp công nghệ cho sinh viên Việt

Vườn ươm khởi nghiệp công nghệ cho sinh viên Việt

Tại VinUni, sinh viên được gieo mầm tư duy khởi nghiệp ngay từ năm nhất, các ý tưởng được đánh giá cao sẽ nhận 2.000 USD thể thử nghiệm ươm tạo.

Nguyễn Minh Tuấn, sinh viên năm hai Viện Khoa học và Kỹ thuật máy tính Đại học VinUni vừa được tài trợ 50.000 USD từ NEAR Foundation – một quỹ đầu tư có trụ sở tại Thụy Sĩ – để thực hiện dự án blockchain giúp xác thực thông tin cá nhân.

Theo đại diện trường, không nhiều dự án mới ở giai đoạn ý tưởng được NEAR rót vốn. Hội đồng xét duyệt của NEAR đánh giá ý tưởng của nam sinh đến từ Việt Nam là “đặc biệt thiết thực và cấp thiết”

“Mục tiêu của em là thành lập công ty tại Singapore vào tháng 9 tới, gọi vốn 2 triệu USD cho vòng đầu tiên và định giá doanh nghiệp khoảng 20 triệu USD”, Tuấn chia sẻ tham vọng bên lề “Hội nghị quốc tế thường niên về đổi mới dạy và học” vừa diễn ra tại trường ĐH Vin Uni.

Tại VinUni, Minh Tuấn không phải là trường hợp cá biệt. Ngôi trường hai năm tuổi này hiện ươm tạo hàng chục dự án tiềm năng khác, ngoài các dự án khởi nghiệp còn có các dự án tạo nền tảng hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp.

Bạn Trần Tuấn Minh (bên trái) – Sinh viên năm nhất của VinUni, đồng sáng lập tổ chức UpYouth giới thiệu về chương trình Vườn ươm khởi nghiệp công nghệ tại sự kiện TechYouth Startup Day 2022.

Trần Tuấn Minh (bên trái) – sinh viên năm nhất của VinUni, đồng sáng lập tổ chức UpYouth giới thiệu về chương trình Vườn ươm khởi nghiệp công nghệ tại sự kiện TechYouth Startup Day 2022.

Đơn cử như dự án UpYouth – nền tảng hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ do Nguyễn Tuấn Minh, sinh viên năm nhất Viện Kinh doanh quản trị VinUni, đồng sáng lập. Chỉ trong một năm, UpYouth đã hỗ trợ những người trẻ giàu khát vọng gọi vốn thành công 2,5 triệu USD. Đến nay, UpYouth đã có hơn 2.000 thành viên là sinh viên có khát vọng khởi nghiệp đến từ các đại học hàng đầu trong và ngoài nước.

Nhà sáng lập trẻ của UpYouth cho rằng lợi thế giúp các dự án của sinh viên ghi điểm với các quỹ đầu tư quốc tế nằm ở tư duy đột phá. Trước tiên các chủ dự án phải thực sự tư duy như doanh nhân, muốn tạo ra sản phẩm và thị trường thực sự chứ không chỉ viết dự án để dự thi. Thứ hai là phải tư duy như những gì thế giới đang tư duy. Các vấn đề mà sinh viên VinUni đang quan tâm, theo đuổi đều liên quan mật thiết tới các vấn đề toàn cầu như sự già hóa, xe tự hành, năng lượng sạch, nông nghiệp thông minh, sức khỏe thông minh…

Tiến sĩ Phí Thị Linh Giang, Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp VinUni cho biết, ngay khi vừa vào trường, sinh viên năm nhất của trường đã được gieo mầm tư duy khởi nghiệp. Những sinh viên có ý tưởng sẽ được các cố vấn của trung tâm theo sát, hỗ trợ mỗi tuần để phát triển ý tưởng đó. Khi ý tưởng đã chín muồi, các sinh viên sẽ được cấp các khoản vốn nhỏ 2.000 USD một dự án để thử nghiệm ươm tạo. Những dự án triển vọng sẽ được lựa chọn vào vòng Tăng tốc với sự hỗ trợ nhiều hơn cùng nguồn kinh phí tài trợ có thể lên tới 10.000 USD một đội.

TS. Phí Thị Linh Giang, Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp của VinUni chia sẻ về chủ đề giáo dục khởi nghiệp tại Hội nghị quốc tế thường niên về đổi mới dạy và học – Teaching and Learning Summit 2022 tại VinUni.

Tiến sĩ Phí Thị Linh Giang, Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp của VinUni chia sẻ về chủ đề giáo dục khởi nghiệp tại Hội nghị quốc tế thường niên về đổi mới dạy và học – Teaching and Learning Summit 2022 tại VinUni.

Tháng 6 này, trường sẽ khởi động mùa “ươm mầm” với khoảng 10 dự án khởi nghiệp, kéo dài 3 tháng.

“Các cố vấn của trung tâm đều là những doanh nhân, nhà quản lý thực chiến, có bản năng kinh doanh sắc bén. Sinh viên vốn có tố chất và bản lĩnh, lại gặp được thầy giỏi và có môi trường tốt, có hỗ trợ tài chính thì chắc chắn phát triển nhanh hơn và thành công sớm hơn”, Tiến sĩ Linh Giang khẳng định.

Từ những trải nghiệm của bản thân, Tuấn Minh cho rằng sân chơi khởi nghiệp quốc tế không phải là đỉnh núi không thể vượt qua với các sinh viên, người trẻ Việt Nam. Hai “tượng đài” của giới công nghệ toàn cầu là Bill Gates, Mark Zuckerberg đều khởi nghiệp khi còn là sinh viên, ở độ tuổi 19, 20.

“Mấu chốt để vượt ra khỏi giới hạn là bản thân chúng ta đặt ra cho mình mục tiêu ra sao, muốn mình đạt tới mức nào. Để làm được lớn thì đầu tiên phải dám nghĩ lớn. Đây cũng là điều mà em học được khi vào VinUni”, Tuấn Minh chia sẻ.

Dừng việc học tập tại một đại học danh giá của Mỹ để trở về Việt Nam học tại VinUni, Tuấn Minh khẳng định đó là lựa chọn đúng đắn. VinUni có mạng lưới hợp tác với các đại học quốc tế top đầu, các tập đoàn lớn trong và ngoài nước cùng chính sách hỗ trợ sinh viên. Bệ phóng này giúp các sinh viên thành công nhanh hơn và sớm hơn ở tầm quốc tế.

Chia sẻ trong khuôn khổ “Hội nghị quốc tế thường niên về đổi mới dạy và học” lần thứ nhất, ông Khairul Rusydi, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Reactor School (Chương trình Giáo dục Doanh nhân hàng đầu Đông Nam Á của Singapore) cho rằng có sự khác biệt giữa “Giáo dục tinh thần khởi nghiệp” và “Giáo dục doanh nhân”. “Giáo dục tinh thần khởi nghiệp” trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ về khởi nghiệp cho sinh viên. Trong khi đó, “Giáo dục doanh nhân” giúp sinh viên phát triển các ý tưởng kinh doanh mới, kết hợp với các doanh nghiệp để tạo ra những dự án mang tính thương mại có thể đầu tư.

Theo Tiến sĩ Lê Mai Lan, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học VinUni, tại VinUni, khởi nghiệp không chỉ là một môn học mà là một chuỗi các hoạt động mà đào tạo trên lớp chỉ là một cấu phần. Không phải sinh viên nào cũng có tố chất khởi nghiệp hoặc mong muốn trở thành doanh nhân, nhưng sinh viên nào cũng cần có tinh thần khởi nghiệp và tư duy làm chủ. Có nghĩa là biết nắm cơ hội, dám chấp nhận rủi ro, dám nghĩ dám làm, dám ra quyết định và chịu trách nhiệm đến cùng về các quyết định của mình. Tinh thần này thì dù sinh viên có đi theo định hướng khoa học, nghiên cứu hay theo con đường doanh nhân, khởi nghiệp cũng đều cần được trang bị.

“Slogan của Vingroup là ‘mãi mãi tinh thần khởi nghiệp’. Bản thân tập đoàn là một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới không ngừng. Chúng tôi mong muốn không chỉ truyền cảm hứng và ươm mầm khởi nghiệp cho sinh viên của VinUni mà còn khuyến khích sinh viên lan tỏa tinh thần này cho người trẻ, để cùng nhau phát triển”, Tiến sĩ Lê Mai Lan khẳng định.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Tỷ phú Ấn Độ xây nhà máy điện sạch lớn nhất thế giới

Một tỷ phú Ấn Độ đang xây nhà máy điện lớn nhất thế giới diện tích gấp 5 lần Paris, có thể nhìn thấy từ vũ trụ, đáp ứng nhu cầu điện của 16 triệu hộ gia đình.

Nghiên cứu tiết lộ sự thực thú vị về tuổi thọ tối đa của con người

Dù tuổi thọ của con người vẫn đang tăng nhưng không có nghĩa là không có giới hạn, các chuyên gia nhận định những người sống trên 115 tuổi hiện vẫn còn hiếm.

AI phát hiện sự khác biệt đáng kể giữa bộ não của nam và nữ

Một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ (PNAS) đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để đánh giá xem liệu có thể phân biệt được bộ não của nam và nữ thông qua việc phân tích các mô hình hoạt động của não hay không.

Hydro trắng – mỏ vàng mới khơi dậy cuộc săn lùng toàn cầu

Tin đồn xung quanh hydro tự nhiên – được mệnh danh là hydro trắng hoặc vàng – đang làm dậy sóng toàn cầu với tư cách là nhân tố thay đổi cuộc chơi tiềm năng trong cuộc săn lùng các nguồn năng lượng carbon thấp, tiết kiệm chi phí, theo Oil Price.

NVIDIA giới thiệu Project GR00T, nền tảng AI thổi hồn cho robot hình người

Với nền tảng công nghệ mới của NVIDIA, các robot thông minh mang hình dáng con người không còn là những sản phẩm của phim ảnh mà sắp trở thành sự thật.

Cuộc thi Vô địch tin học văn phòng thế giới đồng loạt diễn ra tại 3 thành phố lớn

Sáng 17-3, tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phối hợp với Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam tổ chức lễ khai mạc Cuộc thi Vô địch tin học văn phòng thế giới (MOS World Championship – Viettel) năm 2024. Ngay sau lễ khai mạc, vòng loại quốc gia của cuộc thi đã đồng loạt diễn ra tại 3 thành phố lớn gồm Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.26) Cầu ngói chợ Lương (Nam Định): Biểu tượng lịch sử văn hóa xứ Thành Nam – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) “Ai qua Cầu Ngói Chợ Lương/Ghé thăm Mỹ nghệ Hải Minh làng nghề” Với hơn 500 năm tuổi, cầu ngói Chợ Lương vẫn giữ trọn vẹn được nét đẹp xưa cũ, với kiến trúc độc nhất vô nhị theo chiều dài lịch sử. Đây chính là niềm tự hào, tự tôn của người dân Hải Hậu nói riêng và cả mảnh đất Nam Định nói chung.

Kim cương có thực sự vĩnh cửu?

Kim cương luôn được quảng cáo là loại trang sức vĩnh cửu, tượng trưng cho tình yêu, nhưng thực tế những lời đó là sản phẩm của marketing từ thế kỷ trước.

Anh phát triển vaccine ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Theo phóng viên tại London, các nhà khoa học tại Anh đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca để phát triển một loại vaccine đầu tiên trên thế giới có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi ở những người có nguy cơ cao.

Tỷ phú Ấn Độ xây nhà máy điện sạch lớn nhất thế giới

Một tỷ phú Ấn Độ đang xây nhà máy điện lớn nhất thế giới diện tích gấp 5 lần Paris, có thể nhìn thấy từ vũ trụ, đáp ứng nhu cầu điện của 16 triệu hộ gia đình.

Cáp treo Bà Nà (Đà Nẵng) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cáp treo Bà Nà đánh dấu một thập kỷ của một trong những khu du lịch hàng đầu Việt Nam, đánh thức vùng Núi Chúa vốn chìm trong quên lãng nhiều thập kỷ, đưa Bà Nà nói riêng, Đà Nẵng nói chung trở thành một trong những "điểm phải đến trên thế giới".

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.25) Tháp Nhạn (Phú Yên): Chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua cả ngàn năm lịch sử, bất chấp thăng trầm thời gian, Tháp Nhạn vẫn sừng sững trên sườn núi Nhạn, tiếp tục kể câu chuyện về Bà Thiên Y A Na, về hành trình khai phá và phát triển mảnh đất Phú Yên của người Chăm cũng như người Việt.