Trang chủ Uncategorized NASA thử nghiệm công nghệ buồm Mặt trời

NASA thử nghiệm công nghệ buồm Mặt trời

Hệ thống buồm mặt trời composite (ACS3) của NASA sẽ triển khai cánh buồm lớn ngang một căn hộ từ vệ tinh siêu nhỏ lên quỹ đạo Trái đất giữa năm 2022.

Công nghệ cánh buồm đã được sử dụng trong vũ trụ trước đây, lần gần nhất là nhiệm vụ LightSail 2 của Hiệp hội Hành tinh đã trải qua hai năm trên quỹ đạo. Tương tự thuyền buồm hoạt động nhờ gió thổi qua cánh buồm, cánh buồm mặt trời sử dụng áp lực của ánh sáng Mặt Trời để tạo lực đẩy, loại bỏ nhu cầu dùng nhiên liệu tên lửa truyền thống, theo thông báo hôm 23/6 của NASA. Dữ liệu mà nhiệm vụ mới thu thập sẽ giúp cung cấp thông tin cho thiết kế của các hệ thống quy mô lớn hơn trong tương lai, phục vụ tìm kiếm tiểu hành tinh, theo dõi hoạt động của Mặt Trời hoặc cung cấp năng lượng cho hệ thống liên lạc phi hành gia trong không gian sâu.

 

Mô phỏng cánh buồm mở rộng trên quỹ đạo Trái đất.
Mô phỏng cánh buồm mở rộng trên quỹ đạo Trái đất. (Ảnh: NASA).

ACS3 đã được phát triển từ năm 2018. Năm 2020, NASA chọn công ty NanoAvionics để chế tạo xe buýt vệ tinh. NanoAvionics là công ty con từ một tập đoàn ở Đại học Vilnius University, đơn vị chế tạo vệ tinh LituanicaSAT-1 gửi thông điệp Lithuania đầu tiên vào không gian năm 2014.

Nhiệm vụ mới sẽ triển khai cánh buồm mặt trời có trụ làm bằng vật liệu tổng hợp (composite), cho thấy vật liệu siêu nhẹ và độ bền cao có thể giảm bớt khối lượng và chi phí phóng trong các nhiệm vụ tương lai. Cánh buồm căng hết cỡ sẽ được hỗ trợ bởi 4 trụ và trải rộng 9 m mỗi mặt. Trong khi cánh buồm mặt trời ACS3 tương đối nhỏ, NASA cho biết công nghệ buồm mặt trời composite có thể đạt kích thước bằng một sân bóng rổ (500m2). Vì lý do này, công nghệ trụ composite chính là trọng tâm của nhiệm vụ.

Trụ composite là ý tưởng xuất phát từ một dự án ở Trung tâm Nghiên cứu Langley của NASA, nhằm tìm hiểu cách triển khai những hệ thống lớn, bao gồm cánh buồm mặt trời, trên vệ tinh nhỏ. Theo NASA, trụ buồm làm từ một vật liệu polymer gia cố bằng sợi carbon, khiến trụ buồm nhẹ hơn 75% so với trụ kim loại tiêu chuẩn và ít bị ảnh hưởng bởi hiện tượng cong vênh do nhiệt hơn. Đây sẽ là nhiệm vụ đầu tiên mà trụ composite, cánh buồm và hệ thống triển khai cùng được sử dụng trên quỹ đạo.

Vật liệu tổng hợp này có thể cuộn trên phương tiện nhỏ, nhưng vẫn chắc chắn và siêu nhẹ khi mở ra, NASA cho biết. Hệ thống căng buồm sẽ bao gồm thiết bị dựng trụ buồm tiên tiến, giúp giảm tối đa nguy cơ mắc kẹt.

Dù công nghệ buồm mặt trời đang ở giai đoạn sơ khai, lợi ích tiềm năng bao gồm kéo dài thời gian nhiệm vụ, do cả hệ thống đẩy bằng hóa chất và điện đều hạn chế về lượng nhiên liệu sẵn có. Các nhà quản lý nhiệm vụ cũng sẽ xem xét chức năng đẩy trên buồm hoạt động tốt tới mức nào khi thay đổi quỹ đạo của tàu vũ trụ, chuẩn bị cho những nhiệm vụ tiến xa hơn từ Trái đất.

Nguồn: https://khoahoc.tv/nasa-thu-nghiem-cong-nghe-buom-mat-troi-114488

CÁC TIN KHÁC

Cận cảnh máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h nhanh nhất thế giới

Máy bay chở khách siêu thanh nhanh nhất thế giới này có khả năng chở 64-80 hành khách với tốc độ Mach 1,7, tương...

Cuộc đua xây nhà máy ngoài không gian

Theo một số chuyên gia, việc sản xuất trong vũ trụ đã diễn ra, ít nhất là ở cấp độ nghiên cứu.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Trong căn bếp của gia đình, nam sinh 14 tuổi chế tạo xà phòng điều...

Nam sinh THCS Heman Bekele được truyền cảm hứng từ những người lao động Ethiopia làm việc dưới ánh mặt trời khắc nghiệt và muốn giúp đỡ 'càng nhiều người càng tốt'. Em được thưởng 25.000 USD (hơn 614 triệu đồng).

Những gã khổng lồ công nghệ đang giành giật nội dung để xây dựng AI

Đó là phát biểu của CEO Satya Nadella vào hôm thứ Hai (2/10). Ông cũng cho rằng Google đang khóa nội dung của các hãng tìm kiếm khác bằng các thỏa thuận đắt tiền và độc quyền với các nhà xuất bản và tổ chức báo chí.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Công nghệ sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo bằng nước dừa

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng tỉnh Cà Mau đã làm chủ công nghệ sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo giàu dược chất và dễ ứng dụng.

Từ bỏ cơ hội ở lại Mỹ, tiến sĩ trẻ về Việt Nam nghiên cứu thuốc chữa bệnh

Sau nhiều năm học tập ở nước ngoài, tiến sĩ Trương Thanh Tùng lựa chọn quay lại quê hương để nghiên cứu các loại thuốc chữa bệnh.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.47) Tháp Pô Sah Inư (Bình Thuận): Vẻ đẹp tháp cổ trên đồi Bà Nài – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, tháp Po Sah Inư vẫn đứng sừng sững, trầm mặc với vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của tháp, du khách còn được nghe kể về thiên tình sử đẫm lệ của nàng công chúa vương quốc Chăm Pa xưa.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Air New Zealand công bố chặng bay đầu tiên sử dụng máy bay điện

Việc sử dụng máy bay điện Beta ALIA là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của hãng hàng không Air New Zealand nhằm giảm khí thải nhà kính.

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Khu di tích Chiến trường Điện Biên Phủ (Điện Biên) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã để lại cho mảnh đất Điện Biên Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, đây là một di tích có ý nghĩa giá trị lịch sử lớn lao đối với dân tộc Việt Nam cũng như đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, có giá trị rất lớn về lịch sử, văn hóa, xã hội và khoa học. Hằng năm, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách từ mọi miền đến tìm hiểu, tham quan và nghiên cứu những chứng tích còn lại của chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.45) Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh): Nơi khắc ghi dấu ấn lịch sử của thành phố – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc đặc sắc, một di tích lịch sử đặc biệt và là biểu tượng của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đây còn là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước.